(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước đồng bộ và đáp ứng yêu cầu trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước đô thị hiện nay được đầu tư xây dựng trải qua nhiều thời kỳ, thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm thoát nước hiệu quả, thậm chí một số khu vực nước ngập kéo dài trong những ngày mưa lũ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện các giải pháp tăng cường hệ thống thoát nước đô thị

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng thoát nước đồng bộ và đáp ứng yêu cầu trong việc bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước đô thị hiện nay được đầu tư xây dựng trải qua nhiều thời kỳ, thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm thoát nước hiệu quả, thậm chí một số khu vực nước ngập kéo dài trong những ngày mưa lũ.

Thực hiện các giải pháp tăng cường hệ thống thoát nước đô thị

Sông Cốc – nơi tiêu thoát nước chính trên địa bàn TP Thanh Hóa đang bị bồi lấp làm cản trở dòng chảy.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hầu hết các đô thị trên địa bàn tỉnh hiện chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy hoạch. Tại các đô thị lớn (TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn), cơ bản khu vực nội thành, nội thị, các khu đô thị, khu dân cư mới đã được xây dựng hệ thống thoát nước (chủ yếu đầu tư xây dựng các tuyến cống, mương thoát nước chung). Tại các thị trấn huyện lỵ đa số mới được đầu tư xây dựng mương nắp đan hai bên trục đường chính đi qua trung tâm đô thị, các khu dân cư mới và các cụm công nghiệp. Còn lại các khu vực bên ngoài khu trung tâm đô thị, nước mưa, nước thải sinh hoạt vẫn chảy tự nhiên theo địa hình hoặc chảy theo mương đất và thoát ra các mương tiêu thoát nội đồng, sông tiêu... Đối với các nhà máy, trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị tại TP Thanh Hóa có công suất thiết kế 15.000 m3/ngày đêm (thuộc dự án phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa) đã bàn giao nhưng chưa đưa vào sử dụng; TP Sầm Sơn, trạm xử lý nước thải sinh hoạt có công suất 3.000 m3/ngày đêm và hiện UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom nước thải, nước mưa khu vực phía Tây đường Hồ Xuân Hương, TP Sầm Sơn tại Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 6–6-2017, theo đó công suất trạm xử lý nước thải được nâng lên thành 16.000 m3/ngày đêm và đang triển khai đầu tư xây dựng; thị xã Bỉm Sơn, trạm xử lý nước thải công suất 7.000 m3/ngày đêm, đang triển khai đầu tư xây dựng... Tuy nhiên, hệ thống thoát nước đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, chức năng thoát nước chưa bảo đảm, gây ô nhiễm môi trường; vào mùa mưa lũ vẫn còn xảy ra ngập nước cục bộ, kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của một bộ phận không nhỏ người dân. Nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực thu gom, xử lý nước thải còn quá khiêm tốn, chưa đáp ứng yêu cầu; chưa thu hút đầu tư, xã hội hóa đầu tư các công trình thoát nước đô thị. Một số dự án thoát nước đô thị tại TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn triển khai xây dựng chậm, chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội...

Được biết, hiện các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đang triển khai thực hiện Quyết định số 4493/QĐ–UBND ngày 21–11–2016 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Việc triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch sẽ góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng sống cho người dân đô thị, cũng như các nhu cầu khác của xã hội. Quy hoạch cũng xác định rõ vị trí, chức năng của vị trí thoát nước đô thị trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, phát triển đô thị nói riêng. Định hướng về quy hoạch, đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng số lượng cần thiết về thoát nước mưa, thoát nước sinh hoạt, thoát nước công nghiệp, xử lý nước thải... của các đô thị với chất lượng hợp vệ sinh. Đồng thời, xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan trong thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh. Thông qua đó, có kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên, xả nước thải, xả nước thải đã qua xử lý vào đúng nơi quy định, nhằm làm ổn định, bền vững môi trường, gìn giữ cân bằng sinh thái, cảnh quan thiên nhiên lâu dài cho đô thị. Về thoát nước mưa, phấn đấu đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị loại IV trở lên, tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị; đến năm 2030, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên và tỷ lệ bao phủ hệ thống thoát nước đô thị đạt 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị. Thoát nước thải sinh hoạt, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt 60%; đến năm 2030, tỷ lệ nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt 80%; hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt đối với tất cả các đô thị trên địa bàn tỉnh... Muốn đạt được mục tiêu này, theo tính toán của Sở Xây dựng, chỉ tính riêng việc đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải tại các đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 cần nguồn vốn hơn 5.927 tỷ đồng, đến năm 2030 nguồn vốn hơn 7.782 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Hải Đức, Trưởng Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng, cho biết: Để tăng cường hệ thống thoát nước trên địa bàn, điều quan trọng nhất đó là cần tập trung đầu tư hệ thống thu gom, nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các đô thị từ loại IV trở lên và Khu Kinh tế Nghi Sơn. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư các công trình xử lý nước thải đô thị và khu công nghiệp theo hình thức hợp đồng PPP. Đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm xử lý nước thải cho các khu công nghiệp, bảo đảm nước thải công nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trước khi xả ra môi trường. Khu vực đô thị đã có mạng lưới thoát chung, xây dựng giếng tách nước thải, mạng lưới cống bao để đưa nước thải về nhà máy xử lý. Khu vực đô thị mới và các khu, cụm công nghiệp trong đô thị, xây dựng mạng lưới thoát nước thải riêng, nước thải được thu gom đưa về nhà máy xử lý.

Đồng thời, thực hiện Quy hoạch số 4493 của UBND tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Xây dựng đề nghị các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá các công trình thoát nước đô thị, có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời đối với những hành vi của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế kêu gọi đầu tư các dự án thoát nước; tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị quản lý chủ động phối hợp với cơ quan Nhà nước lập kế hoạch thực hiện đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp công trình thoát nước. Đánh giá những tác động đến nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn gây ô nhiễm. Áp dụng công nghệ mới trong việc vận hành, theo dõi hệ thống thoát nước nhằm phát hiện, khắc phục kịp thời các sự cố rủi ro, bảo trì, bảo dưỡng công trình; đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]