(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá thức ăn, tăng cao… Để phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trước mắt là bảo đảm nguồn cung cho thị trường vào những tháng cuối năm, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Thời gian qua, ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: Dịch COVID-19 ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp; giá thức ăn, tăng cao… Để phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi, trước mắt là bảo đảm nguồn cung cho thị trường vào những tháng cuối năm, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Kiểm tra, kiểm soát xe chở gia súc, gia cầm đi qua địa bàn tỉnh tại Trạm Kiểm dịch động vật Dốc Xây, thị xã Bỉm Sơn. Ảnh: Lê ngọc

Trong 10 tháng năm 2021, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 3 loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; đó là: cúm gia cầm; viêm da nổi cục trên trâu, bò và hiện nay đang xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Theo đó, xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ ngày 3-2-2021, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 25 huyện, thị xã, thành phố. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kịp thời hệ thống văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngay khi xác định mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, đơn vị cung ứng và nhập khẩu vắc-xin để thực hiện tiêm thử nghiệm, đánh giá kết quả và chuẩn bị điều kiện để tổ chức tiêm trên diện rộng, tạo miễn dịch cá thể, quần thể. Theo đánh giá của Chi cục Thú y vùng 3, Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò đạt tỷ lệ cao nhất cả nước, với 97,59% diện tiêm. Với sự vào cuộc của các ngành, các cấp, sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân và nhất là của cán bộ thú y cơ sở, sau hơn 5 tháng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngày 6-8-2021, Thanh Hóa là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ngày 20-9, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xâm nhập tại các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh, Quan Sơn, Hậu Lộc, thị xã Nghi Sơn,... Là bệnh dịch nguy hiểm, thời gian tới có nguy cơ phát sinh và lây lan diện rộng do chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng bệnh nên ngành nông nghiệp đã nhanh chóng phối hợp với các địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, như: thành lập đội phản ứng nhanh để ứng phó tại địa bàn khi có các ổ dịch mới phát sinh; tổ chức, thực hiện kiên quyết, kịp thời tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi có bệnh đúng quy trình kỹ thuật, đúng theo chỉ đạo, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh. Huy động 31.746 lít hóa chất phun tiêu độc, khử trùng, 1.805 lít hóa chất diệt côn trùng và 20,3 tấn vôi bột để thực hiện phòng, chống dịch. Thực hiện nghiêm việc tiêu độc, khử trùng tiêu diệt mầm bệnh theo quy định tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm; thành lập 57 chốt kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định... Sau 21 ngày trên địa bàn không ghi nhận thêm trường hợp lợn nhiễm bệnh mới, ngày 9-11, huyện Thiệu Hóa là địa phương đầu tiên công bố hết bệnh dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh các giải pháp riêng dành cho từng loại dịch bệnh, ngành nông nghiệp thường xuyên đôn đốc các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, tiến hành rà soát các hộ chăn nuôi để theo dõi dịch bệnh; kiểm soát tốt nguồn thức ăn, nguồn giống; hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; tiêm phòng vắc-xin và tiêm bổ sung cho đàn gia cầm mới tái đàn, nhập đàn; các điều kiện cần thiết để thực hiện tái đàn, tăng đàn; hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng dịch và khuyến cáo người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người...

Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn do Thanh Hóa là tỉnh có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tới 71%, đan xen với khu dân cư, không có chuồng trại tách riêng, nên việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi đã xảy ra tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó có 4 tỉnh giáp ranh với Thanh Hóa; có nhiều tuyến quốc lộ chạy qua, lực lượng kiểm soát mỏng, nên còn hạn chế trong công tác kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm chăn nuôi. Tại một số địa phương, chính quyền vẫn còn chủ quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; lực lượng thú y còn mỏng, hạn chế về trình độ,... Bên cạnh đó, xuất hiện tâm lý chủ quan ở một số hộ dân trong công tác phòng, chống dịch, đã cố tình tái đàn khi không bảo đảm điều kiện an toàn dịch bệnh làm tăng nguy cơ dịch bệnh phát sinh. Do chưa có định mức hỗ trợ nên xảy ra tình trạng nhiều hộ chăn nuôi có dịch chậm khai báo, hoặc chỉ báo cho chính quyền số lợn chết, lợn ốm nặng để tiêu hủy, điều trị, đây là nguyên nhân làm dịch bệnh phát sinh, lây lan. Tại một số địa phương, do khó khăn về kinh phí, vật tư nên việc tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết chưa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh...

Trước những khó khăn trên, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang đặt ra yêu cầu cao hơn, đòi hỏi ngành nông nghiệp, các địa phương, hộ chăn nuôi không chủ quan, lơ là và cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp đưa ra. Trong đó, chú trọng thực hiện một số biện pháp như: khẩn trương củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cấp huyện, cấp xã; tổ giám sát thôn, bản; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Chú trọng công tác ngăn chặn, khống chế kịp thời bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan ra diện rộng, gây bức xúc cho người dân. Tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hành chăn nuôi tốt. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi; xây dựng cụm chăn nuôi, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi với các doanh nghiệp. Tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, buôn bán, giết mổ động vật, địa phương thường xuyên xảy ra dịch bệnh. Trong những tháng cuối năm 2021, cần tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]