(Baothanhhoa.vn) - Phát huy tiềm năng, thế mạnh từ khí hậu, đất đai và nguồn lao động dồi dào, những năm qua, các địa phương ở khu vực miền núi đã quan tâm chỉ đạo, vận động, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp... Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền núi

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở khu vực miền núi

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại xã Thọ Thanh (Thường Xuân). Ảnh: Lê Ngọc

Phát huy tiềm năng, thế mạnh từ khí hậu, đất đai và nguồn lao động dồi dào, những năm qua, các địa phương ở khu vực miền núi đã quan tâm chỉ đạo, vận động, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp... Nhờ đó, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

Xã Thọ Thanh (Thường Xuân) nằm bên dòng sông Chu hiền hòa, hằng năm được bồi đắp phù sa, làm đất đai thêm phì nhiêu; khí hậu mát mẻ, ôn hòa đã tạo điều kiện cho địa phương phát triển đa dạng các loại cây trồng có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh các loại cây trồng truyền thống như lạc, ngô, khoai, mía; thời gian qua, xã đã phối hợp với HTX dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai đầu tư phát triển nông nghiệp CNC, với sản phẩm dưa Kim Hoàng Hậu, tổng diện tích 1,5 ha nhà lưới; trong đó, có 1 ha đã được chứng nhận VietGAP. Anh Lê Văn Thượng, giám đốc HTX, cho biết: Chi phí đầu tư ban đầu cho 1.000m2 khá lớn, từ nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt, giàn treo, màng phủ lót nền lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp CNC rủi ro ít, chất lượng nông sản bảo đảm an toàn, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với sản xuất truyền thống. Đến nay, các xã viên đã sản xuất được 3 vụ dưa, năng suất trung bình 25 đến 30 tấn/ha/vụ. Sản phẩm hiện đang được tiêu thụ tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh, mang lại doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó, HTX còn phát triển được 6 ha cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn VietGAP và hơn 100 ha mía ứng dụng kỹ thuật thâm canh, năng suất cao.

Từ mô hình sản xuất dưa Kim Hoàng Hậu của xã Thọ Thanh, xu hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng nhà màng, nhà lưới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đã được nông dân trên địa bàn huyện ứng dụng rộng rãi. Đến nay toàn huyện đã phát triển được hơn 15.000m2 nhà lưới, nhà màng sản xuất rau, củ, quả an toàn tại các xã Ngọc Phụng, Thọ Thanh và thị trấn Thường Xuân, hiệu quả kinh tế cao gấp từ 2,5 đến 3 lần so với sản xuất thông thường. Không chỉ ứng dụng CNC vào trồng trọt mà trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, huyện Thường Xuân cũng chú trọng phát triển và mang lại kết quả khả quan, như: mô hình chăn nuôi gà liên kết với Công ty CP Nông sản Phú Gia; mô hình nuôi bò thịt chất lượng cao tại hai xã Ngọc Phụng, Xuân Dương; mô hình nuôi cá lồng ứng dụng kỹ thuật mới tại xã Xuân Cẩm...

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh, các huyện ở khu vực miền núi Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc,... cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, như: Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, bón phân qua nước qua phương thức tưới nhỏ giọt,... bước đầu đã mang lại những kết quả tích cực, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm. Hầu hết các mô hình ứng dụng CNC đều đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường đối với sản phẩm trồng trọt, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống. Để nông nghiệp CNC phát triển bền vững, các địa phương ở khu vực miền núi còn tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất, liên kết bao tiêu sản phẩm, như: Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty CP Sữa Việt Nam, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty TNHH trang trại ECO, Công ty CP Đầu tư nông nghiệp CNC Lương Sơn, Công ty CP Nông sản Phú Gia,... Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, CNC còn được ứng dụng rộng rãi ở lĩnh vực chăn nuôi, như: thụ tinh nhân tạo bằng tinh phân giới tính cho bò sữa, thụ tinh nhân tạo nâng cao tầm vóc đàn bò; nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác phát triển giống bò Việt Nam... Tuy nhiên, với đặc thù là huyện miền núi, đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ sản xuất còn hạn chế nên nhiều HTX, hộ gia đình chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp CNC đòi hỏi nguồn vốn lớn, phải ít nhất 2 đến 3 năm sản xuất thuận lợi mới có thể thu hồi vốn. Thêm vào đó, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn khu vực miền núi còn nhiều khó khăn. Cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC chưa thực sự hấp dẫn; do đó, nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn vẫn chưa mặn mà.

Với nhiều hạn chế, khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp CNC, thời gian tới, các địa phương khu vực miền núi cần đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; đưa các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất tập trung theo chuỗi giá trị. Đồng thời, hỗ trợ về mặt tư vấn, giám sát kỹ thuật, hướng dẫn các thủ tục về đăng ký, cấp các chứng nhận theo tiêu chuẩn, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm,... Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC, như: thủ tục thuê đất, xây dựng, củng cố hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, hệ thống điện, tạo thuận lợi cho việc đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp,... để giảm áp lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp CNC...

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]