(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển chế biến thủy hải sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

Trong những năm qua, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.

Phát triển chế biến thủy hải sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm

Người dân xã Hải Bình (Tĩnh Gia) chế biến hải sản.

Huyện Tĩnh Gia hiện có 493 doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản (448 cơ sở, 45 doanh nghiệp), tập trung chủ yếu ở quanh khu vực Cảng cá Lạch Bạng, các xã Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Ninh... Sản lượng các nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn huyện mỗi năm khoảng 125.000 tấn (kể cả thu mua trên địa bàn huyện và các địa phương khác), sản xuất ra khoảng 35.000 tấn các sản phẩm sau chế biến. Nhờ phát triển đội tàu khai thác xa bờ và hoạt động thu mua trên biển, sản lượng hải sản thu về của toàn huyện chính là nguồn nguyên liệu để phát triển chế biến. Sản phẩm từ các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trên địa bàn chủ yếu, như: Chả cá, hải sản đông lạnh, bột cá, cá hấp, sứa thành phẩm, mực khô, cá khô, moi khô phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ... Hiện nay, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, cùng với việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn huyện Tĩnh Gia quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản của ngư dân trên địa bàn huyện Tĩnh Gia hàng năm chỉ đạt 36.349 tấn. Trong khi nhu cầu nguyên liệu hải sản phục vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khoảng 200.000 tấn/năm. Vì vậy, sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản của huyện Tĩnh Gia mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 20% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở, doanh nghiệp chế biến đóng trên địa bàn, gây khó khăn cho sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 81 doanh nghiệp và hơn 1.000 cơ sở chế biến thủy hải sản đang hoạt động với các sản phẩm chính, như: Nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, các mặt hàng hải sản khô... Hàng năm, doanh thu từ hoạt động chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất; thực hiện việc đăng ký, kiểm tra và công bố các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy, hải sản của các làng nghề; củng cố và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại các chợ nông thôn, các chợ đầu mối. Cải tiến mẫu mã, bao bì; nhãn mác, thương hiệu, mã số, mã vạch. Đồng thời, tích cực đầu tư, đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao và ổn định. Thực hiện các nghiên cứu chế biến tạo ra sản phẩm thủy hải sản mới; cải tiến quy trình truyền thống nhằm rút ngắn thời gian sản xuất... Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, như: GMP/SSOP, HACCP, ISO 22000... Trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng 240 cửa hàng cung ứng sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn ở các địa phương với sản lượng cung cấp ra thị trường khoảng 6.500 tấn thủy, hải sản/năm. Đồng thời, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm mắm tôm Hậu Lộc, đăng ký nhãn hiệu cho nước mắm Do Xuyên – Ba Làng của xã Hải Thanh (Tĩnh Gia)...

Tuy nhiên, hiện nay nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến không ổn định bởi nguồn lợi thủy, hải sản ngày càng bị cạn kiệt. Phần lớn các phương tiện khai thác chủ yếu là tàu cá công suất nhỏ, công nghệ sơ chế, bảo quản trên tàu còn lạc hậu, chi phí khai thác tăng cao, thiếu sự liên kết với các cơ sở chế biến. Lực lượng lao động trực tiếp chế biến phần lớn chưa qua đào tạo, thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, trình độ quản lý, kỹ năng phát triển thị trường hạn chế. Việc đăng ký nhãn hiệu, phát triển thương hiệu cho sản phẩm; đầu tư quảng bá, phát triển thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]