(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, huyện Ngọc Lặc đã tích cực vận động người dân tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Phát triển cây trồng nguyên liệu ở Ngọc Lặc

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, huyện Ngọc Lặc đã tích cực vận động người dân tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Phát triển cây trồng nguyên liệu ở Ngọc LặcCán bộ Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh (Ngọc Lặc) kiểm tra, đánh giá năng suất sắn nguyên liệu tại xã Phúc Thịnh.

Năm 2018, gia đình ông Quách Văn Thảo, thôn Lộc Thành, xã Lộc Thịnh, đã chuyển đổi diện tích hơn 1 ha trồng cây màu kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh. Sau 4 tháng trồng, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, gia đình ông đã bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên. Đến nay, với hơn 1 ha cây gai xanh, mỗi năm ông Thảo thu hoạch 4 lứa, sản lượng đạt từ 4 - 5 tấn sợi khô, đạt lợi nhuận hơn 80 triệu đồng. Ông Quách Văn Thảo, cho biết: “Trước đây, gia đình tôi trồng một số cây khác nhưng khó khăn trong tiêu thụ, giá cả trên thị trường bấp bênh. Còn với cây gai xanh hiện tại, không chỉ ổn định về giá mà sản phẩm sau khi thu hoạch, sơ chế, phơi khô là nhà máy đến thu mua luôn”.

Đến nay xã Lộc Thịnh đã phát triển được 10 ha gai xanh. Ở phạm vi toàn huyện, tính đến ngày 15-5-2022, diện tích cây gai xanh đạt 15,6 ha (lưu gốc 8,6 ha) và phấn đấu đến năm 2025 trồng được 365 ha. Thực tế cho thấy, cây gai xanh không chỉ cho lợi nhuận cao hơn so với các loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích mà còn có tác dụng cải tạo, chống xói mòn đất. Hiện huyện Ngọc Lặc đang tập trung rà soát, đánh giá quỹ đất trồng gai xanh để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn bà con thực hiện các giải pháp thâm canh phù hợp, đạt năng suất cao nhất. Tổ chức thực hiện chính sách của tỉnh, của công ty và địa phương nhanh chóng, đúng, đủ, kịp thời, tạo động lực để người dân trồng gai xanh nguyên liệu.

Là doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc phát triển vùng nguyên liệu theo hướng quy mô hàng hóa. Thông qua việc liên kết, nhà máy luôn bảo đảm tiêu thụ nguyên liệu sắn với giá cả ổn định, giúp nâng cao giá trị cây trồng cũng như thu nhập cho người dân. Hiện nhà máy đã đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với hơn 3.000 ha sắn tại các vùng thâm canh ở các xã Phúc Thịnh, Sông Âm, Lam Sơn. Để ổn định vùng nguyên liệu, nhà máy đã đầu tư ứng trước vật tư, phân bón, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân. Đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu sắn củ tươi theo hướng điều chỉnh giá thị trường, hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, diện tích các vùng trồng cây nguyên liệu liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm trên địa bàn huyện Ngọc Lặc đạt gần 5.000 ha; trong đó, cây mía nguyên liệu 2.025 ha, sắn nguyên liệu 2.622 ha... giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha canh tác đạt 71,2 triệu đồng/năm. Các doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm, như Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, các trang trại bò sữa, Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước, các HTX dịch vụ nông nghiệp... Một số cây trồng nguyên liệu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu hơn 100 triệu đồng/ha/năm, như cây dứa tại các xã Cao Thịnh, Ngọc Trung, Lộc Thịnh, Lam Sơn, Ngọc Liên; sắn dây tại các xã Ngọc Liên, Ngọc Sơn, Quang Trung... Bà Phan Thị Hà, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Ngọc Lặc, cho biết: Để phát triển cây trồng nguyên liệu phục vụ chế biến, huyện đã định hướng phát triển vùng trồng sắn, mía ở các xã Kiên Thọ, Nguyệt Ấn, Minh Sơn, Minh Tiến, Phùng Minh, Phùng Giáo, Vân Am... Trên cơ sở đó, UBND các xã có diện tích cây nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu với các tổ chức, cá nhân sản xuất để ổn định vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Hiện huyện Ngọc Lặc đang đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất vùng nguyên liệu quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; sản xuất hàng hóa, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Từng bước xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh để nâng cao hiệu quả sản xuất; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]