(Baothanhhoa.vn) - Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái xuất hiện trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh. Đồng thời, hỗ trợ người dân sớm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.

Nỗ lực khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tái xuất hiện trở lại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh. Đồng thời, hỗ trợ người dân sớm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.

Nỗ lực khống chế bệnh dịch tả lợn châu PhiHuyện Thiệu Hóa thực hiện phun khử trùng các phương tiện giao thông ra, vào các xã có bệnh DTLCP.

Trong đợt bệnh DTLCP thứ 4 xuất hiện trên địa bàn tỉnh, ngày 20-9-2021, huyện Thiệu Hóa là địa phương đầu tiên xuất hiện bệnh dịch. Ngay khi dịch bệnh xảy ra, UBND huyện Thiệu Hóa đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp cấp bách để khống chế, bao vây, ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. Khi có kết quả xét nghiệm đối với những trường hợp nghi nhiễm bệnh, huyện đã chỉ đạo các xã tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y; tổ chức tiêu hủy số lợn bị nhiễm bệnh, lợn chết theo đúng quy định, bảo đảm không để lây lan dịch bệnh. Đồng thời, tập trung các nguồn lực để tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới. Trao đổi với ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, được biết: Do chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng bệnh nên huyện đã yêu cầu các xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân không giết mổ, chế biến, tiêu thụ lợn ốm, chết; phổ biến các dấu hiệu của lợn bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường, sử dụng 461 lít hóa chất, 3.200 tấn vôi bột để thực hiện phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại, diệt côn trùng và hố chôn hủy lợn nhiễm bệnh; thành lập 12 chốt kiểm soát trực 24/24h để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra vào vùng dịch theo quy định... Bố trí, tổ chức lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn để phát hiện sớm dịch bệnh, xử lý, bao vây ổ dịch kịp thời... Đến ngày 9-11, những trường hợp cuối cùng bị nhiễm bệnh DTLCP tại huyện Thiệu Hóa đã được chữa khỏi. Sau 21 ngày trên địa bàn huyện không ghi nhận thêm trường hợp lợn nhiễm bệnh mới. Huyện Thiệu Hóa cũng là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh công bố hết DTLCP.

Thanh Hóa là địa phương có tổng đàn lợn lớn thứ 3 cả nước, khoảng 1,2 triệu con; tập trung chủ yếu ở các huyện chăn nuôi trọng điểm với mật độ cao như: Nông Cống, Yên Định, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thọ Xuân... Tuy nhiên, hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao, chưa bảo đảm điều kiện an toàn sinh học; công tác quản lý tái đàn lợn ở nhiều nơi chưa chặt chẽ. Trong các năm 2019, 2020 đã xảy ra bệnh DTLCP trên diện rộng, mầm bệnh tồn tại nhiều trong môi trường; dịch bệnh đã được khống chế trong thời gian dài nên xuất hiện tâm lý chủ quan, lơ là ở một số hộ dân. Đồng thời, trong những tháng cuối năm, việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn gia tăng mạnh gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát dịch bệnh... Nhất là, vi-rút gây bệnh DTLCP có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, lây lan nhanh. Hiện, đây là bệnh dịch chưa có vắc-xin phòng bệnh, thuốc điều trị nên nguy cơ bệnh dịch xâm nhiễm, tái phát và gây hại trên địa bàn tỉnh là rất cao.

Trước những khó khăn đó, công tác phòng, chống dịch đang đặt ra yêu cầu cao hơn, đòi hỏi ngành nông nghiệp, các địa phương, hộ chăn nuôi không chủ quan, lơ là; cần nỗ lực thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp đưa ra. Theo đó, cần kịp thời tiêu hủy toàn bộ số lợn của các hộ chăn nuôi có bệnh DTLCP đúng quy trình kỹ thuật, hướng dẫn của Cục Thú y bảo đảm không làm phát tán mầm bệnh. Thực hiện nghiêm túc việc tiêu độc, khử trùng tiêu diệt mầm bệnh theo quy định đối với vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm liên tục trong vòng 21 ngày kể từ khi có ổ dịch. Tổ chức rà soát, thống kê, nắm rõ số lượng các hộ chăn nuôi lợn, số lượng từng loại lợn trên địa bàn quản lý, phân công lực lượng chủ động triển khai, giám sát dịch bệnh, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm khi bệnh DTLCP mới xuất hiện, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; khi lợn ốm, chết phải lập bản cam kết với hộ chăn nuôi, không bán chạy, không vứt xác lợn ra môi trường; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo, báo cáo chậm, giấu dịch bệnh. Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác tái đàn, tăng đàn lợn trên địa bàn. Đi đôi với đó, tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ; nhất là công tác quản lý vận chuyển lợn giống; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong buôn bán, vận chuyển, tập kết, thu gom lợn không đúng quy định. Các cơ quan chức năng, các địa phương cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn tiêu thụ lợn cho người chăn nuôi bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi. Kiên quyết xóa bỏ các điểm dừng, tắm, rửa các xe vận chuyển lợn không được cấp phép trên các tuyến giao thông, làm lây lan dịch bệnh...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]