(Baothanhhoa.vn) - Từ những vùng đất hoang hóa, kém hiệu quả, thế nhưng với sự linh hoạt và tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, cải tạo trồng cây ăn quả, chăn nuôi... biến mỗi “tấc đất” thành “tấc vàng”, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao.

Những nông dân biến “đất” thành “vàng”

Từ những vùng đất hoang hóa, kém hiệu quả, thế nhưng với sự linh hoạt và tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất, cải tạo trồng cây ăn quả, chăn nuôi... biến mỗi “tấc đất” thành “tấc vàng”, mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao.

Những nông dân biến “đất” thành “vàng”

Mô hình trồng rau, củ, quả an toàn của tổ hợp HTX Happyfarm, xã Đông Tiến (Đông Sơn).

Những cơn mưa lất phất và cái rét của ngày đầu năm mới cũng không làm lỡ cuộc hẹn của chúng tôi đến thăm mô hình trang trại kinh tế tổng hợp của gia đình ông Lê Đình Tám, thôn Tây Phúc, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa). Dẫn chúng tôi đi tham quan khu vườn rộng 8 ha của gia đình được quy hoạch gọn gàng, đẹp mắt với những gốc cam, bưởi trĩu quả, những cây ổi đương kỳ thu hoạch, dạo quanh ao nuôi cá, những khu nuôi gà thịt, gà chọi riêng biệt, ông Tám không giấu được niềm vui: Trước kia vùng đất này là khu trồng lúa của bà con trong xã nhưng năng suất và hiệu quả rất kém. Xuất phát từ tình yêu, niềm đam mê với nông nghiệp và sự hăng say với lao động, nên tôi cùng gia đình đã quyết tâm vượt qua mọi lời bàn tán của người dân ở địa phương để vay vốn từ ngân hàng, người thân, bạn bè thuê lại đất rồi bắt tay vào cải tạo lại, trồng các loại cây ăn quả. Ban đầu, gia đình tôi cũng rất trăn trở mình cần làm gì và sẽ trồng cây gì, để có thể biến vùng đất kém hiệu quả này “hồi sinh”. May sao, có người quen ở nông trường cam Cao Phong (Hòa Bình), nên tôi đã lên đó học hỏi kinh nghiệm, rồi đi tham quan, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Sau đó, tôi quyết định đầu tư vốn để trồng cam, bưởi trước, rồi xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà thịt, gà chọi, đào ao nuôi cá... Và rồi, sau vài năm hình hài vóc dáng một trang trại xanh mướt dần hình thành. Đến nay, gia đình ông Tám đã sở hữu vườn cây ăn quả với đủ các loại mít, bưởi, na, ổi, hồng xiêm, xoài, cam, bưởi... Để sản phẩm của gia đình được người tiêu dùng biết đến ông luôn nắm bắt nhu cầu thị trường, chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản an toàn. Đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông có thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông Tám còn thường xuyên giúp đỡ các hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn, tạo việc làm cho khoảng 10 lao động theo thời vụ với mức thu nhập 150 - 200 nghìn đồng/người/ngày.

Để khuyến khích hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, tận dụng mỗi “tấc đất là một tấc vàng”. Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Hoằng Hóa thường xuyên bám sát cơ sở, khảo sát tình hình đời sống của hội viên, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tìm hướng đi mới trong chăn nuôi và trồng trọt, giúp nâng cao năng suất, sản lượng và thu nhập cho người nông dân. Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoằng Hóa, chia sẻ: Hội đã linh hoạt, sáng tạo trong việc định hướng cho hội viên các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất, chăn nuôi; tích cực vận động hội viên phát huy lợi thế, điều kiện tự nhiên của địa phương và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để phát triển kinh tế; đồng thời, đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ đó, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình của hội viên nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: trồng măng tây, hoa ly (xã Hoằng Châu); trồng rau sạch (xã Hoằng Đạt, Hoằng Hợp, Hoằng Giang...); mô hình nuôi cua quảng canh (xã Hoằng Lưu)...

Dời Hoằng Hóa, chúng tôi tìm đến mô hình trồng rau, củ, quả an toàn tại thôn Triệu Tiền, xã Đông Tiến (Đông Sơn) của 12 thành viên trong tổ hợp HTX Happyfarm. Ông Hà Kim Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đông Tiến, thành viên của tổ hợp HTX Happyfarm, vừa vui vẻ dẫn chúng tôi đi thăm mô hình rộng 6,5 ha, vừa cho biết: Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi nhận thấy nhu cầu của người dân về rau, củ, quả sạch là rất lớn. Do đó, chúng tôi đã bàn với nhau thuê lại vùng đất trồng lúa kém hiệu quả của bà con và quyết định chuyển hướng kinh doanh sang trồng rau an toàn. Ban đầu, mô hình này chỉ trồng nhỏ lẻ sau đó nhận thấy hiệu quả cao chúng tôi đã tích cực mở rộng diện tích và trồng luân phiên các loại rau theo thời vụ và theo mùa, tạo ra được chuỗi các sản phẩm rau, củ, quả quanh năm. Trong quá trình trồng, chúng tôi đã trang bị hệ thống tưới phun bán tự động, giàn lưới và chủ yếu sử dụng phân bón vi sinh để rau, củ, quả thật sự an toàn, chất lượng đối với người tiêu dùng... Nhờ những cách làm đó, hiện nay rau an toàn của HTX đã có mặt ở các siêu thị lớn, các cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm dưa Kim Hoàng hậu của HTX đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Thời gian tới, HTX tiếp tục xây dựng thêm các sản phẩm đạt OCOP từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường.

Trên địa bàn huyện Đông Sơn, hiện nay cũng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, tích cực phát huy lợi thế của địa phương, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn để phát triển những mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình như: hộ ông Châu, ông Hùng (xã Đông Hoàng) với mô hình trang trại tổng hợp và chiết ghép tạo giống hoa, cây cảnh, cây ăn quả có thu nhập sau khi trừ chi phí đạt 250 - 300 triệu đồng/năm; hộ anh Hoàn (xã Đông Minh) với mô hình trang trại tổng hợp có tổng thu nhập trừ chi phí đạt trên đạt 200 - 250 triệu đồng/năm; hộ Ông Đức, hộ ông Hạnh (xã Đông Khê) với mô hình trồng rau màu và cây ăn quả, trồng hoa, thu nhập trừ chi phí đạt hơn 300 triệu đồng/năm...

Khởi đầu một mùa xuân mới, cũng là lúc những người nông dân trên địa bàn tỉnh bắt đầu cho vụ sản xuất mới. Họ lại tiếp tục công việc của nhà nông với những hy vọng, dự định mới để mỗi “tấc đất là tấc vàng”, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Cũng từ đó, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Theo số liệu thông kê năm 2021, toàn tỉnh có 170.558 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]