(Baothanhhoa.vn) - Tại xã vùng núi đá Trường Lâm – địa phương có vị trí địa giáp tỉnh Nghệ An, được coi là vùng “xa”, còn nhiều khó khăn của thị xã Nghi Sơn, đa phần người dân chưa qua đào tạo nghề. Trước đây, số người trong độ tuổi lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, nhưng đất sản xuất xen kẽ nhiều núi đá, không mấy màu mỡ nên năng suất và thu nhập cũng không cao. Những năm gần đây, khi Khu Kinh tế Nghi Sơn ngày càng phát triển, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, hàng trăm lao động của xã đã có việc làm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Tại xã vùng núi đá Trường Lâm – địa phương có vị trí địa giáp tỉnh Nghệ An, được coi là vùng “xa”, còn nhiều khó khăn của thị xã Nghi Sơn, đa phần người dân chưa qua đào tạo nghề. Trước đây, số người trong độ tuổi lao động chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp, nhưng đất sản xuất xen kẽ nhiều núi đá, không mấy màu mỡ nên năng suất và thu nhập cũng không cao. Những năm gần đây, khi Khu Kinh tế Nghi Sơn ngày càng phát triển, thu hút được nhiều doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, kinh doanh, hàng trăm lao động của xã đã có việc làm.

Nhiều doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động địa phương

Công nhân Công ty TNHH Miza Nghi Sơn trong ca sản xuất.

Tuy nhiên, nhiều nhà máy chỉ tuyển dụng công nhân tuổi dưới 35, nên nhiều lao động “lỡ cỡ” của xã khó tìm việc làm. Giải quyết bài toán đó, từ khi đầu tư trên địa bàn, Công ty CP Môi trường Nghi Sơn đã ưu tiên, tuyển dụng các lao động ở tuổi U40, U50 của xã. Với lộ trình xây dựng các nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại, rác thải sinh hoạt ở vùng núi xã Trường Lâm, ngoài xử lý toàn bộ rác thải của các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, Công ty CP Môi trường Nghi Sơn hiện còn xử lý rác thải sinh hoạt cho 19 xã, phường tại thị xã công nghiệp này. Hiện nay, hơn 250 lao động làm việc tại đây đa phần là người địa phương.

Đi vào hoạt động từ đầu tháng 5–2021, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn đã bước vào giai đoạn sản xuất ổn định. Đây là doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì từ nguyên liệu giấy tái chế, sản phẩm vừa xuất khẩu, vừa cung ứng cho thị trường nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Hơn 4 tháng qua, dây chuyền hiện đại, với công suất 120 nghìn tấn sản phẩm/năm của nhà máy đang giải quyết việc làm cho 190 lao động. Là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ công ty “mẹ” tại Hà Nội, nhưng ngay từ khi tuyển dụng công nhân, người lao động, phía doanh nghiệp đã thực hiện đề xuất từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh là ưu tiên tạo việc làm cho lao động địa phương. Bởi lẽ, họ là những người nhường đất cho phát triển công nghiệp vì lợi ích phát triển kinh tế chung của tỉnh, của đất nước, nay rất cần việc làm.

Là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Khu Công nghiệp số 5, Khu Kinh tế Nghi Sơn, thuộc xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn, công ty đã ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương. Các đợt tuyển dụng trong năm 2020, đơn vị đã nhận hồ sơ hàng trăm con em trong xã, đưa đi đào tạo tay nghề và học việc tại doanh nghiệp sản xuất tương tự đóng tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Đến giữa tháng 9 này, ngoài lãnh đạo chủ chốt và một số chuyên gia, kỹ sư yêu cầu trình độ cao, đa phần các lao động đều là người địa phương. Theo anh Lê Đức Chung, trưởng ban an toàn công ty, trong 190 lao động hiện tại, chỉ có 17 người tỉnh ngoài, trong đó 15 người tỉnh Nghệ An và 2 người đến từ miền Bắc, còn lại là lao động xã Trường Lâm và các xã, phường lân cận. Sau 3 tháng thử việc, các lao động được ký hợp đồng, được công ty đóng BHYT, BHXH để bảo đảm quyền lợi. Qua nắm bắt tâm tư, nhiều người mong muốn được làm gần nhà, có điều kiện chăm lo cho gia đình, con cái mà không mất tiền nhà trọ, cuộc sống tạm bợ như các trường hợp ly hương đi làm ở các tỉnh, thành phố khác.

Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH Lionnas Metals đóng tại tổ dân phố Liên Sơn, phường Hải Thượng cũng có tỷ lệ lao động địa phương khá cao. Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản và Đài Loan này chuyên sản xuất các sản phẩm hợp kim Ferosilicon để xuất khẩu đi thị trường các nước Hàn Quốc và Nhật Bản. Với năng lực sản xuất 13.000 tấn sản phẩm mỗi năm, doanh nghiệp FDI này đang tạo việc làm cho 161 lao động. Trong đó, có 16 lãnh đạo và chuyên gia nước ngoài, 8 lao động người Nghệ An và còn lại là lao động địa phương. Công nhân Nguyễn Thị Nhung, thường trú ở khu phố Bắc Hải cùng phường Hải Thượng, chia sẻ: “Công nhân chúng tôi phần lớn là người địa phương, có người chỉ cách công ty vài trăm mét nên đi làm thuận lợi. Có gia đình cả vợ chồng, con cái làm việc ở đây, thu nhập ổn định. Các quyền lợi được bảo đảm, nhiều người nguyện gắn bó lâu dài vì không phải xa quê”. Có nhà cùng khu phố với địa chỉ nhà máy, thanh niên Cao Hải Nhớ cũng đã xin việc làm và gắn bó với công ty từ nhiều tháng qua. “Em chưa vợ con nên cần công việc ổn định trước. Có được công việc ngay tại quê nhà chính là mong ước của em. Gần đây, phía công ty tổ chức phương châm “3 tại chỗ”, tức ăn uống, sản xuất và bố trí chỗ ở ngay trong khuôn viên công ty để phòng chống dịch bệnh COVID-19, em ủng hộ hoàn toàn. Dịch bệnh phức tạp nhưng chúng em vẫn có việc làm đều và thu nhập ổn định, điều này vừa tốt cho công ty, vừa tốt cho các lao động”.

Thống kê từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, hiện Khu Kinh tế Nghi Sơn có 122 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh, với tổng số lao động đang làm việc hơn 21.700 người. Ngoại trừ khoảng 3.000 người quê tỉnh Nghệ An, các chuyên gia, kỹ sư, thì hàng chục nghìn lao động còn lại là quê thị xã Nghi Sơn và các địa phương trong tỉnh. Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp nên đa phần các doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương... dừng sản xuất. Hàng nghìn lao động người Thanh Hóa đã và sẽ hồi hương tìm việc làm. Tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, đã kêu gọi các doanh nghiệp tạo điều kiện thu nhận những lao động trong tỉnh trở về từ các vùng dịch. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện đang thiếu lao động, có nhu cầu tuyển mới nên ủng hộ chủ trương này. Khi tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh lắng xuống, chắc chắn sẽ có thêm nhiều người được tạo việc làm trên chính quê hương. Đó cũng là mục đích của nhiệm vụ thu hút đầu tư mà Thanh Hóa đang nỗ lực thực hiện, để vừa tạo thêm nhiều việc làm, vừa thúc đẩy sản xuất để phát triển kinh tế.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]