(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm trang trại tổng hợp của anh Hoàng Văn Tuấn, thôn Vân Tiến, xã Cát Vân mới thấy được tính kiên trì, nhẫn nại, sáng tạo trong việc xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp của người nông dân miền núi xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân rộng mô hình trang trại tổng hợp ở huyện Như Xuân

Nhân rộng mô hình trang trại tổng hợp ở huyện Như Xuân

Cây Thanh Long trong mô hình kinh tế của anh Hoàng Văn Tuấn, thôn Vân Tiến, xã Cát Vân.

Đến thăm trang trại tổng hợp của anh Hoàng Văn Tuấn, thôn Vân Tiến, xã Cát Vân mới thấy được tính kiên trì, nhẫn nại, sáng tạo trong việc xây dựng mô hình kinh tế nông nghiệp của người nông dân miền núi xứ Thanh.

Xuất phát điểm là một nông dân nghèo, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, giờ đây anh Tuấn có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Anh Hoàng Văn Tuấn cho biết: Đầu năm 2004, được cán bộ nông nghiệp của xã Cát Vân tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật sản xuất, anh đã mạnh dạn vay vốn đầu tư quy hoạch, cải tạo 5 ha đất đồi để phát triển kinh tế. Bước đầu, anh mua các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp vào trồng như keo, luồng, cao su. Sau hơn 10 năm “khởi nghiệp”, thấy được hiệu quả kinh tế từ rừng, năm 2015, anh Tuấn mở rộng sản xuất, thực hiện mô hình trang trại tổng hợp, đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại nuôi bò sinh sản, lợn, dê, trồng thêm các loại cây ăn quả như thanh long, cam, bưởi, nhãn để nâng cao nguồn thu. Đến nay, trang trại của gia đình anh Tuấn đã có trên 60 ha, bao gồm: ao cá, thanh long, bưởi, gừng, chuối, mía và các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp như cao su, lát, keo, luồng. Tổng thu nhập của gia đình khoảng 1 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho gần 40 lao động với mức lương từ 5 đến 6 triệu đồng/người/tháng.

Cách đây 10 năm, gia đình anh Nguyễn Trọng Đức, thôn Quế Phú, xã Yên Lễ là hộ nghèo, anh Đức phải vào miền Nam mưu sinh. Năm 2014, anh quyết định về quê lập nghiệp. Bước đầu nhận 2 ha đất rừng để trồng rừng gỗ lớn, chủ yếu là cây keo, cao su. Ban đầu, công việc trồng rừng gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều kiến thức, kỹ thuật chăm sóc. Tuy nhiên, anh Đức đã kiên trì, tìm hiểu kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất. Năm 2018, anh Đức tiếp tục mở rộng, trồng thêm nhiều diện tích rừng, kết hợp chăn nuôi con bò, dê sinh sản và trồng thêm các loại cây ăn quả như cam, mít. Đến nay, anh Đức đã xây dựng thành công trang trại tổng hợp gồm 8 ha, trong đó nuôi bò sinh sản, dê, ao cá, cây ăn quả, cây keo, cao su... thu nhập bình quân khoảng 300 triệu đồng/năm; tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng.

Để khuyến khích phát triển lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2015-2020 huyện Như Xuân đã bố trí nguồn vốn khoảng hơn 40 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ, như: hỗ trợ 20 triệu đồng/ha cam trồng mới; 25 triệu đồng/trang trại chăn nuôi trâu bò; 15 triệu đồng/trang trại chăn nuôi hỗn hợp và 10 triệu đồng/trang trại chăn nuôi dê; 2 triệu đồng/ha cỏ trồng mới để phát triển chăn nuôi; 4 triệu đồng/ha trồng mới rừng trồng gỗ lớn và 2 triệu đồng/ha chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn; hỗ trợ 15.000 đồng/con vịt giống và 1,5 triệu đồng/chuồng trại/hộ để chăn nuôi từ 100 con vịt bầu Thanh Quân trở lên; hỗ trợ tiêm vắc-xin và công tiêm phòng cho các loại gia súc, gia cầm... Từ những chính sách thiết thực trên, đến nay huyện Như Xuân đã phát triển được 113 trang trại tổng hợp; 148 trang trại trâu, bò; 55 trang trại, gia trại gà; 10 trang trại, gia trại lợn; 23 trang trại, gia trại dê; 10 trang trại trồng trọt...

Thành công từ mô hình trang trại tổng hợp, góp phần không nhỏ trong việc đưa huyện Như Xuân thoát khỏi huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ, sự thành công ấy rất cần được phổ biến nhân rộng tới các địa phương trong tỉnh.

Xuân Minh


Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]