(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua huyện Ngọc Lặc đã thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn...

Ngọc Lặc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua huyện Ngọc Lặc đã thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, truyền thống sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô lớn...

Ngọc Lặc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Nông dân trồng dứa gai ở xã Phúc Thịnh.

Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, phát triển bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân. Để nâng cao giá trị sản xuất, huyện Ngọc Lặc đã tập trung triển khai các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh gắn với tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện tích tụ được 549,5 ha/500 ha theo kế hoạch năm 2022 để sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng công nghệ cao; lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế như ngô thâm canh, rau an toàn, cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp, HTX, người dân. Bên cạnh đó, huyện thực hiện chuyển đổi hơn 360 ha các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại cây trồng giá trị kinh tế cao, như dưa kim hoàng hậu, dứa xuất khẩu, vải không hạt, thanh long ruột đỏ... Hiệu quả kinh tế của các cây trồng sau khi chuyển đổi tăng gấp 1,5 đến 2 lần so với trồng lúa.

UBND huyện đã khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ người dân đầu tư xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất như mô hình trồng cây ăn quả tập trung áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; mô hình trồng dưa kim hoàng hậu, trồng măng tây, trồng mít Thái và các cây dược liệu... Các tiến bộ khoa học - kỹ thuật được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất cùng với khả năng sản xuất của người dân ngày càng nâng lên, nhất là các giống cây con có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa vào sản xuất, đã góp phần nâng cao sản lượng, giá trị kinh tế... Cùng với chính sách của tỉnh, huyện cũng đã ban hành cơ chế hỗ trợ người dân sản xuất rau an toàn trong nhà lưới. Đồng thời, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, nâng cao trình độ sản xuất cho người dân khi sử dụng các loại phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học để tạo ra sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó, mang lại hiệu quả kinh tế gấp 5 đến 6 lần so với sản xuất rau truyền thống và gấp 7 đến 10 lần so với sản xuất lúa. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 36 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đã và đang làm tốt nhiệm vụ là “cầu nối” cho người dân, doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông sản.

Trong chăn nuôi, huyện đã khuyến khích, hỗ trợ người dân chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại; tổ chức lại chăn nuôi nông hộ, thay đổi về phương thức đầu tư con giống, quy trình chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường chăn nuôi. Tập trung phát triển con nuôi có lợi thế phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân, có đầu ra ổn định, giá trị kinh tế cao như trâu, bò, dê, lợn cỏ...

Thời gian tới huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Từng bước thay đổi phương thức tổ chức sản xuất để xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hình thức trang trại, gia trại, vùng sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ từ phát triển vùng nguyên liệu tập trung đến chế biến, bảo quản tại chỗ gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng đối với các sản phẩm có thế mạnh như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế rừng và phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Huyện đang đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chuỗi giá trị, hình thành các HTX, tổ hợp tác, liên kết chuỗi trong sản xuất, tích tụ đất đai để sản xuất quy mô lớn. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm cây ăn quả; giảm tỷ trọng các sản phẩm khó có khả năng tạo đột phá như mía, sắn...

Tiếp tục duy trì diện tích và mở ruộng quy mô sản xuất theo hợp đồng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm đối với trồng dưa kim hoàng hậu áp dụng công nghệ cao trồng trong nhà màng của các HTX dịch vụ nông nghiệp ở các xã Minh Sơn và Kiên Thọ; với Công ty TNHH 2 thành viên Lam Sơn nhằm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đồng thời, duy trì và phát triển chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi tiên tiến, kết hợp với phát triển chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường; phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực; ứng dụng, cải tiến ứng dụng công nghệ sinh sản, nhân tạo giống vật nuôi; nâng cao hiệu quả phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, phấn đấu tỷ lệ áp dụng thụ tinh nhân tạo đối với lợn đạt trên 60%; đối với bò, trâu đạt trên 30%.

Bài và ảnh: Chi Phạm


Bài và ảnh: Chi Phạm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]