(Baothanhhoa.vn) - Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và hướng vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Tích cực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngân hàng Thanh Hóa phát huy vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và hướng vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Tích cực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19...

Ngân hàng Thanh Hóa phát huy vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế

Công ty TNHH May mặc Hoàng Tùng, xã Trung Chính (Nông Cống) được vay vốn ngân hàng, mở rộng sản xuất tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Ảnh: Khánh Phương

Những năm gần đây, Thanh Hóa luôn là địa phương có quy mô huy động vốn và quy mô tín dụng thuộc nhóm dẫn đầu vùng kinh tế các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 3 (sau Nghệ An, Đà Nẵng) trong 14 tỉnh Duyên hải miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Đến 30-4, tổng nguồn vốn huy động đạt 120.100 tỷ đồng; trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 75,3%/tổng nguồn vốn, tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 23%, phát hành giấy tờ có giá chiếm 1,7% tổng nguồn vốn huy động; nguồn vốn huy động bằng VND chiếm 98,6%, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 1,4% tổng nguồn vốn huy động.

Đi đôi với công tác huy động vốn, dòng vốn tín dụng cũng đi sâu vào mọi mặt sản xuất và đời sống, với phương châm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Trong giai đoạn 2016-2020, mức tăng trưởng tín dụng bình quân toàn tỉnh đạt trên 15%/năm, cao hơn so với mặt bằng chung tăng trưởng tín dụng cả nước. Nhất là tạo cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành ngân hàng đã đồng hành cùng doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cho vay phát triển kinh tế - xã hội gắn với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành các cụm và khu công nghiệp. Đến 30-4, tổng dư nợ đạt 133.200 tỷ đồng, cao gấp 2,35 lần so với đầu năm 2015. Trong đó, dư nợ ngắn hạn chiếm 49% tổng dư nợ, dư nợ trung - dài hạn chiếm 51% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay bằng VND chiếm 98,8% tổng dư nợ. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với chủ trương, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và hướng vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, hạn chế phân bổ vốn vào khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Tích cực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; cũng như thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chất lượng tín dụng ngày càng cải thiện và kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn thấp, luôn ở mức dưới 1%.

Bám sát định hướng và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, những năm qua, ngành ngân hàng Thanh Hóa luôn ưu tiên vốn tập trung đầu tư cho phát triển kinh tế vùng, các lĩnh vực đột phá, các ngành kinh tế mũi nhọn, những dự án lớn, cơ sở hạ tầng trọng điểm, như: Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn, các dự án giao thông huyết mạch... Đồng thời, cơ cấu đầu tư tín dụng chuyển dịch mạnh sang cho vay các lĩnh vực ưu tiên là phát triển nông nghiệp, nông thôn; sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ngân hàng Thanh Hóa phát huy vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế

Được vay vốn ngân hàng, nhiều hộ dân xã Yên Lâm (Yên Định) đầu tư phát triển kinh tế trang trại cho hiệu quả kinh tế khá.

Bên cạnh đó, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã sớm vào cuộc, chủ động nắm bắt tình hình, triển khai hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã cùng các tổ chức tín dụng đã và đang quyết liệt triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các giải pháp về tiền tệ, lãi suất, tín dụng, thanh toán, tập trung mọi nguồn lực nhằm chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do dịch. Đồng thời, cùng với cả hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa ổn định kinh tế. Thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, lũy kế từ cuối tháng 1-2020 đến tháng 4-2021, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 1.195 khách hàng, với dư nợ là 1.737 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 1.064 khách hàng, với dư nợ cơ cấu là 1.348 tỷ đồng; cho vay mới áp dụng lãi suất ưu đãi cho 9.836 khách hàng, với doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23-1-2020 đến ngày 30-4-2021 là 37.722 tỷ đồng... Sự hỗ trợ của ngành ngân hàng giúp các doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ khó khăn về tài chính, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần duy trì sự phát triển ổn định của xã hội và nền kinh tế.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng đã đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; đồng thời, đưa ra các tiêu chuẩn bảo vệ, duy trì sự thông suốt của dữ liệu trong hoạt động. Đến nay, toàn tỉnh có 310 máy ATM lắp đặt cố định và 1 máy ATM di động. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng hiện nay có 915 máy POS được lắp đặt và đi vào hoạt động, 100% chi nhánh ngân hàng thương mại thực hiện kết nối liên thông thanh toán qua máy ATM, với hơn 1,5 triệu thẻ đã được phát hành.

Thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động với chỉ tiêu phấn đấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2021-2025 tăng từ 18 - 20%/năm; dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân từ 12 - 15%/năm; phát triển mạnh, toàn diện các dịch vụ tiện ích ngân hàng, bảo đảm đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho khu vực sản xuất, kinh doanh; góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh, tiếp tục khẳng định vai trò “huyết mạch” của nền kinh tế.

Bài và ảnh: K.P


Bài và ảnh: K.P

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]