(Baothanhhoa.vn) - 9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt kết quả ấn tượng (13,41%), đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, thu ngân sách tăng 55,7% cùng kỳ. Trong thành quả chung, Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt, động lực cho nền kinh tế của cả tỉnh.

Khẳng định tầm phát triển nơi “đầu tàu” kinh tế

9 tháng năm 2022, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt kết quả ấn tượng (13,41%), đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Riêng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, thu ngân sách tăng 55,7% cùng kỳ. Trong thành quả chung, Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt, động lực cho nền kinh tế của cả tỉnh.

Khẳng định tầm phát triển nơi “đầu tàu” kinh tế

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn.

Tháng 7-2022, KKTNS đã đón 1 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 đi vào khai thác - Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 2,8 tỷ USD, công suất 2 tổ máy 1.200 MW. Ông Park Heon - Gyu, Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Điện lực KEPCO (Hàn Quốc), chia sẻ: Quá trình đầu tư nhà máy, doanh nghiệp (DN) đã gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến giá vật tư tăng cao. Nhiều thời điểm các chuyên gia bị cách ly, hoạt động thi công bị hạn chế vì giãn cách. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, dự án đã vận hành thử thành công và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp thêm 7,8 tỷ Kwh điện từ Nghi Sơn đi khắp đất nước, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa công nghiệp năng lượng trở thành mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa, đưa KKTNS trở thành trung tâm năng lượng của cả nước.

Bên cạnh những nhà máy mới hoàn thành công tác đầu tư và đi vào hoạt động, đóng góp mới cho tăng trưởng, trên địa bàn KKTNS nhiều nhà máy cũng tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, gia tăng công suất, mở rộng thị trường tiêu thụ và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Sau hơn 1 năm đưa dây chuyền đầu tiên đi vào hoạt động, nhận thấy nhu cầu, tiềm năng tiêu thụ của thị trường, đầu năm 2022, Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya đã mạnh dạn đầu tư hơn 50 tỷ đồng để đổi mới toàn bộ dây chuyền, máy móc sản xuất, với 6 đầu ép có công nghệ hiện đại, công suất lên tới 150.000 tấn viên nén gỗ năng lượng 1 năm, tăng gấp 2 lần so với dây chuyền cũ. Ông Lang Văn In, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya đóng tại KKTNS, cho biết: “Hiện nay, 100% sản phẩm của công ty được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU... Nhiều đối tác đã làm việc, ký kết tiêu thụ sản phẩm với công ty bằng những hợp đồng dài hạn tới 1 - 5 năm. Do đó, DN mạnh dạn nâng công suất nhà máy để đáp ứng năng lực cung ứng, kịp tiến độ giao hàng và tiếp tục phát triển thêm những thị trường, khách hàng tiềm năng. Chúng tôi cũng đang tích cực liên kết với các nhà máy vệ tinh ở các tuyến huyện. Đồng thời, hỗ trợ, hợp tác với các hộ dân để cấp các chứng chỉ như FSC, PTFC, đáp ứng yêu cầu nguồn gốc nguyên liệu để tiếp tục xuất khẩu sang nhiều thị trường “khó tính”, đồng thời gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu”.

Cũng trong những tháng đầu năm 2022, Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn, KKTNS tiếp tục chinh phục thêm thị trường mới tại Trung Mỹ, đánh dấu một bước tiến mới trong hành trình chinh phục thị trường thế giới của sản phẩm thép mang thương hiệu VAS. Ông Trịnh Thế Dũng, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn VAS, chia sẻ: “Khu vực Trung Mỹ là thị trường khá tiềm năng nhưng cũng khá mới đối với các DN Việt Nam, nhất là ngành thép do khoảng cách địa lý xa xôi và nhiều khó khăn trong quá trình vận chuyển. Trải qua nhiều quy trình kiểm định gắt gao về nguồn gốc xuất xứ, yêu cầu chất lượng chuẩn quốc tế và thời gian giao hàng, từ tháng 6-2022, sản phẩm thép VAS đã chinh phục thành công khách hàng Guatemala khó tính tại khu vực này. Sự kiện này cũng đặt dấu ấn thép Việt Nam đầu tiên tại thị trường Trung Mỹ”. Được biết, DN này cũng đang tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều thị trường mới, nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, thương hiệu sản phẩm thép của Tập đoàn VAS, tiến tới thâm nhập vào thị trường châu Âu.

Theo số liệu từ Ban Quản lý KKTNS và các Khu công nghiệp, đến nay, tại KKTNS đã thu hút được 294 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký đầu tư 149.393 tỷ đồng và 23 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký đầu tư là 12,809 tỷ USD.

Cùng hỗ trợ DN ổn định sản xuất, phát triển thị trường, đơn vị đã chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của DN, kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động sản xuất hiệu quả. Đồng thời, hướng dẫn DN chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, giấy phép lao động cho người nước ngoài, lương, thưởng... Bên cạnh đó, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các DN thực hiện nghiêm các chỉ thị, chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh về việc phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của ngành y tế nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh triển khai các chính sách hỗ trợ cho người lao động trong KKTNS và các Khu công nghiệp bảo đảm quy định.

9 tháng năm 2022, giá trị sản xuất của các DN tại KKTNS đạt hơn 150.164 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ; nộp ngân sách Nhà nước hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ; giải quyết việc làm cho hơn 60.000 lao động. Các DN đã nhập khẩu hơn 6 triệu USD hàng hóa nguyên liệu phục vụ sản xuất, tăng 60% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu đạt 2,1 triệu USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ.

Để tiếp tục đạt kết quả tăng trưởng cao những tháng cuối năm, Ban Quản lý KKTNS và các Khu công nghiệp đang tích cực rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường... và giải quyết chế độ tiền công, tiền lương, thưởng cho công nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đến các DN. Tập trung hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thực hiện dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý gia hạn; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là hoạt động của các nhà máy có đóng góp cao cho tăng trưởng như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, Nhà máy Gang thép Nghi Sơn... Bên cạnh đó, triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa; hỗ trợ DN vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để thu hút các thêm các dự án công nghiệp nặng, giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics... vào địa bàn.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài và ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]