Tin liên quan
Đọc nhiều
Kết quả chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, những năm qua, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp từ nhỏ, lẻ, manh mún sang tập trung, quy mô lớn.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại phường Hải Thanh (thị xã Nghi Sơn).
Theo đó, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với sản xuất tập trung, quy mô lớn, cơ cấu giống, phương thức canh tác từ quảng canh sang thâm canh, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, chuỗi liên kết sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại tập trung, quy mô lớn, hiện đại, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh thực hiện liên kết với các cơ sở chế biến lâm sản để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn gắn với cấp chứng chỉ FSC. Bên cạnh đó, tập trung đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Phát triển HTX sản xuất nông nghiệp kiểu mới để đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Chuyển biến rõ nét nhất trong lĩnh vực trồng trọt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng được đẩy mạnh thực hiện ở khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích được chuyển đổi từ đất trồng lúa, mía, lạc, sắn năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế sang trồng các loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, với gần 47.000 ha. Quá trình chuyển đổi, các địa phương đã phát triển được nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, với tổng diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm thông qua các tổ chức, HTX, doanh nghiệp mỗi năm đạt khoảng 60.500 ha. Việc chuyển đổi hình thức sản xuất đã giúp nhiều địa phương xây được nhiều cánh đồng mẫu lớn, trên cơ sở đó, hình thành được vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, thâm canh, như: Vùng lúa thâm canh 158.158 ha, vùng trồng rau thâm canh hơn 12.000 ha, vùng trồng cây ăn quả tập trung 7.000 ha, vùng trồng ngô thâm canh 20.000 ha...
Lĩnh vực chăn nuôi được chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, với 717 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành và ổn định được nhiều chuỗi chăn nuôi đạt giá trị, hiệu quả kinh tế cao, như: Chuỗi chăn nuôi gà gắn với chế biến và tiêu thụ của các doanh nghiệp Công ty CP Nông sản Phú Gia, Công ty Chăn nuôi Thọ Xuân, Công ty TNHH Thực phẩm sạch Phúc Vinh, Tập đoàn JapFa Việt Nam, Tập đoàn Dabaco Việt Nam..., với nhiều hộ dân ở các huyện: Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Triệu Sơn. Chăn nuôi lợn đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển sản xuất. Điển hình, như: Công ty CP Việt Nam đã đầu tư 92 trang trại chăn nuôi quy mô lớn tại các huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Yên Định, Nông Cống, Như Xuân, Cẩm Thủy... Công ty TNHH CJ Vina Agri đầu tư 18 trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại các huyện: Như Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Hậu Lộc... Theo đó, tỷ lệ chăn nuôi lợn nông hộ trên địa bàn tỉnh hiện chiếm 60% tổng đàn; còn chăn nuôi theo hướng trang trại, tập trung chiếm 40% tổng đàn.
Tại nhiều địa phương ven biển đã phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng tập trung, với diện tích nuôi thâm canh trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 500 ha. Lâm nghiệp đã hình thành và phát triển được vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung cho công nghiệp chế biến, với diện tích đạt 56.000 ha, trong đó, có khoảng 5% diện tích rừng trồng gỗ được liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Phát triển được rừng luồng thâm canh, với diện tích đạt 30.000 ha, trong đó có gần 13.000 ha luồng được bón phân.
Bài và ảnh: Tiến Xuân
{name} - {time}
- 2023-03-31 16:19:00
Hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm
- 2023-03-31 13:14:00
Ký kết hợp tác toàn diện giữa PVcomBank và Công ty CP Nông sản Phú Gia
- 2021-06-08 20:29:00
Bảo đảm các mặt hàng thiết yếu phục vụ Nhân dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học trong nông nghiệp
Cung ứng vật tư sản xuất vụ thu mùa
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới bền vững: Phát triển nông nghiệp theo vùng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra, chỉ đạo phương án điều chỉnh đoạn đê liên quan đến Dự án Flamingo Linh Trường, khu B
Như Xuân, ngọt mùa dưa hấu
Cây xóa đói, giảm nghèo ở huyện biên giới Quan Sơn
Tăng cường quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh
Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp