(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết 26-NQ/TW) và Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa đã xây dựng chương trình hành động. Đồng thời, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW... Qua đó, các phong trào thi đua được phát động, triển khai rộng khắp và được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức... đã khích lệ động viên nông dân trong huyện đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết 26-NQ/TW) và Chương trình hành động số 56-CTr/TU của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Ban Thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa đã xây dựng chương trình hành động. Đồng thời, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết 26-NQ/TW... Qua đó, các phong trào thi đua được phát động, triển khai rộng khắp và được tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức... đã khích lệ động viên nông dân trong huyện đổi mới tư duy, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm; khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp, nông thônNông dân thị trấn Thiệu Hóa chăm sóc hoa trồng trong nhà lưới.

Hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 42% năm 2008 còn 23,5% năm 2020; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 35,2% lên 43,4%; ngành dịch vụ tăng từ 22,8% lên 33,1%. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 10.350,9 tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 46,5 triệu đồng/năm, gấp 6 lần năm 2008... Hệ thống chợ nông thôn từng bước đổi mới mô hình quản lý theo hướng thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh khai thác chợ, hệ thống cửa hàng kinh doanh tổng hợp phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân. Hạ tầng thủy lợi từng bước được tăng cường, củng cố theo hướng hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất. Huyện lãnh đạo, chỉ đạo các xã tập trung thực hiện xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân, du nhập nghề mới, giải quyết việc làm tại chỗ ở nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Đi đôi với đó, huyện tập trung đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Ban hành cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn; nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong Nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. MTTQ, các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng, nhất là hội nông dân đã vào cuộc tích cực; chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân, phát huy vai trò giám sát cộng đồng; phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước mang lại hiệu quả thiết thực.

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và khả năng cạnh tranh cao. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao gắn với việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo năng suất chất lượng cao, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; trồng rau trong nhà lưới, nhà màng ứng dụng công nghệ cao; vùng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao... Đi đôi với đó, huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của nông sản; nhất là công nghiệp chế biến ở nông thôn, như: các nhà máy chế biến gạo, chế biến rau, củ, quả... Khuyến khích cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất hiện có để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, như: may mặc, da giày, linh kiện điện tử... Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, hoạt động các nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động ở nông thôn; phát triển các sản phẩm nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Tập trung phát triển nhanh, đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ; trong đó, chú trọng phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, giá trị gia tăng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Trong quá trình phát triển, huyện Thiệu Hóa tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, khai thác có hiệu quả các công trình trọng điểm, những công trình trực tiếp phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân theo hướng hiện đại và bảo đảm phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu. Sử dụng và lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn; tăng cường theo dõi, kiểm tra, thanh tra, giám sát cộng đồng đối với các công trình hạ tầng nông thôn; quan tâm chú trọng đến công tác duy tu, bảo dưỡng công trình. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện, kho, bến, bãi, viễn thông ở các xã có vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Củng cố, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX và các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX nông nghiệp hiện có; đồng thời, hỗ trợ nông dân hình thành các HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cũng như việc tham gia các liên kết theo chuỗi... Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, với kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả, môi trường sinh thái được bảo vệ, nông thôn ngày càng xanh - sạch - đẹp, quan hệ cộng đồng phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa”. Phát triển, hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá đối với các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]