(Baothanhhoa.vn) - Năm 2022, toàn tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi thêm 2.783 ha đất trồng lúa kém hiệu quả kinh tế. Trong đó, chuyển sang trồng cây hàng năm 2.010 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 324 ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 449 ha và vụ đông xuân 2021-2022, các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi được khoảng 900 ha, đạt 32,2% kế hoạch.

Hướng tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng bền vững

Năm 2022, toàn tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi thêm 2.783 ha đất trồng lúa kém hiệu quả kinh tế. Trong đó, chuyển sang trồng cây hàng năm 2.010 ha; chuyển sang trồng cây lâu năm 324 ha; chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 449 ha và vụ đông xuân 2021-2022, các địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi được khoảng 900 ha, đạt 32,2% kế hoạch.

Hướng tới chuyển đổi cơ cấu cây trồng bền vững

Diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng cây rau màu tại thị trấn Vân Du (Thạch Thành).

Thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng (CĐCCCT), diện tích cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, nhìn chung, việc CĐCCCT trên địa bàn tỉnh thời gian qua mới chỉ đạt chỉ tiêu về “lượng”, còn yếu tố bền vững thì vẫn hạn chế.

Đánh giá về việc CĐCCCT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là phong phú, đa dạng, tiềm năng lớn, nhiều sản phẩm được cho là dôi dư, song lúc cần thì lại không có. Việc CĐCCCT trên địa bàn tỉnh thời gian qua mới chỉ mang tính cơ học, hoàn thành chỉ tiêu về diện tích. Còn vấn đề gắn với xây dựng vùng sản xuất tập trung trong quá trình chuyển đổi còn hạn chế, thiếu tính bền vững. Nguyên nhân là bởi xuất phát điểm về diện tích manh mún, nhỏ lẻ, trong khi việc CĐCCCT tại các địa phương chủ yếu được thực hiện theo hình thức linh hoạt, theo từng năm. Quá trình chuyển đổi còn cảm tính, chưa gắn với cơ sở khoa học, xác định, đánh giá về tính thích nghi, phù hợp của các loại cây trồng với điều kiện và trình độ canh tác của địa phương.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích những vấn đề hạn chế trong CĐCCCT, để bảo đảm tính bền vững trong quá trình CĐCCCT, ngày 15-6-2021, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2044/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh CĐCCCT và quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1). Theo đó, việc nghiên cứu để xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh CĐCCCT đang được thực hiện tại 9 huyện, gồm: Lang Chánh, Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Yên Định và Hà Trung, trên đối tượng các cây trồng chính, như: lúa, ngô, mía, sắn, lạc, đậu đỗ, rau, cây ăn quả. Mục tiêu đặt ra là thu thập 6.035 mẫu nông hóa để phân tích. Mỗi mẫu phân tích 8 chỉ tiêu: độ chua (pHKCl), hàm lượng chất hữu cơ tổng số (OM,%), đạm tổng số (N,%), lân tổng số (%P2O5), lân dễ tiêu (mg P2O5/100g đất), kali tổng số (%K2O), kali dễ tiêu (mg K2O/100g đất) và dung tích hấp thu (CEC) trong đất. Đồng thời, phân tích các chỉ tiêu đặc thù trên một số cây trồng chính, bao gồm các chỉ tiêu, như: chỉ tiêu trung lượng: Ca2+, Mg2+, Fe3+, Al3+ trao đổi, Si hòa tan; chỉ tiêu vi lượng: Cu, Zn, Mo, Mn, B dễ tiêu. Mỗi loại cây trồng chính phân tích 30 mẫu trên 2 loại đất. Trên cơ sở phân tích, xây dựng bản đồ nông hóa và đề xuất phương án CĐCCCT phục vụ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Là 1 trong 9 huyện nằm trong phạm vi nghiên cứu xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh CĐCCCT và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1), thời gian qua, huyện Thạch Thành đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa nghiên cứu, xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh CĐCCCT và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp huyện Thạch Thành. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy 907 mẫu nông hóa và phân tích 8 chỉ tiêu nông hóa; xây dựng bản đồ nông hóa cho 25 xã, thị trấn; xây dựng bản đồ nông hóa của huyện Thạch Thành ở tỷ lệ 1/25.000, với 75 mã số đặc trưng về nông hóa. Đánh giá mức độ thích hợp đất cho 15 loại cây trồng. Trên cơ sở bản đồ mức độ thích hợp đất đai và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện, nhóm nghiên cứu đã đề xuất bố trí 18 cơ cấu cây trồng chính cho huyện. Đồng thời, xây dựng bản đồ khuyến cáo bón phân cân đối cho các cây trồng chính. Đây được xem là giải pháp quan trọng bảo đảm tính bền vững cho quá trình CĐCCCT của huyện, góp phần vào thực hiện mục tiêu CĐCCCT của tỉnh.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]