(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, ở các địa phương miền núi trong tỉnh tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện giúp người nghèo nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ sản xuất góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương miền núi

Trong những năm qua, ở các địa phương miền núi trong tỉnh tích cực thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện giúp người nghèo nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ sản xuất góp phần xóa đói, giảm nghèo ở các địa phương miền núiMô hình nuôi bò nhốt chuồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, huyện Cẩm Thủy đã triển khai thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Cẩm Thủy đã hỗ trợ người dân giống trâu, bò cái, dê, lợn cái sinh sản; chăn nuôi gà; nuôi cá lồng; mua máy cắt cỏ, máy cày cầm tay... Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức chăn nuôi và trồng trọt, làm chuồng trại chăn nuôi, máy móc, dụng cụ sản xuất. Người dân chủ động hơn trong việc chăn nuôi có chuồng trại và dự trữ nguồn thức ăn nên hạn chế tình trạng gia súc bị gầy yếu và chết trong những đợt rét đậm, rét hại. Trong giai đoạn 2016-2020, huyện Cẩm Thủy triển khai thực hiện 50 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng nguồn vốn 12,291 tỷ đồng, số hộ tham gia là 739 hộ và là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Qua quá trình tổ chức triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhiều hộ dân ở các xã Cẩm Phú, Cẩm Long, Cẩm Liên, Cẩm Tâm, Cẩm Tú... được hỗ trợ mua trâu, bò cái sinh sản, đã từng bước vươn lên thoát nghèo. Đến tháng 9-2020, 739 hộ dân tham gia các dự án phát triển sản xuất đã được công nhận thoát nghèo. Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Cẩm Thủy, cho biết: Trong những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được huyện triển khai thực hiện với các chương trình, chính sách về giảm nghèo khá đồng bộ, sâu rộng. Sự công khai, minh bạch các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được Nhân dân ủng hộ, nhiệt tình tham gia; ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân được thay đổi. Các đối tượng sau khi tham gia các dự án phát triển sản xuất đều vươn lên thoát nghèo từng bước làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn huyện Cẩm Thủy vẫn còn gặp khó khăn, do định mức hỗ trợ thực hiện mô hình phát triển sản xuất thấp hơn so với đơn giá hiện hành tại địa phương. Đơn cử như hỗ trợ mua trâu, bò cái sinh sản, ngân sách hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo là 10 triệu đồng/con/hộ. Trong khi để mua được 1 con trâu, bò cái đủ tiêu chuẩn sinh sản thì cần phải đến 15-20 triệu đồng/con, dẫn đến các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia phải đối ứng nhiều (từ 5-10 triệu đồng/hộ) gây khó khăn trong quá trình vận động các hộ tham gia dự án.

Hiện nay, toàn tỉnh còn 81.758 hộ nghèo, chiếm 8,43% số hộ toàn tỉnh. Từ các chương trình, dự án của Nhà nước cũng như nguồn lực huy động từ xã hội cho công tác giảm nghèo được sử dụng có hiệu quả, ngân sách Trung ương phân bổ kịp thời để các địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 56.000 người nghèo, cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật với tổng nguồn vốn 349,332 tỷ đồng. Người dân được tham gia lựa chọn nội dung, hình thức, đối tượng thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo...

Để phát huy hiệu quả chính sách, các địa phương cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các dự án hỗ trợ sản xuất đang triển khai trên địa bàn, để tránh thất thoát nguồn vốn hỗ trợ. Khuyến khích các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất áp dụng cơ chế đối ứng, thu hồi, luân chuyển nguồn kinh phí hỗ trợ dưới dạng tiền mặt hoặc hiện vật nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của hộ dân, tạo điều kiện để nhiều hộ được tham gia và đồng bộ với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo. Đồng thời, tích cực tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân để phát huy hiệu quả của dự án, mô hình, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]