(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo để xây dựng những mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX). Nhiều mô hình hỗ trợ PTSX được hình thành và nhân rộng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ xóa đói, giảm nghèo cho người dân mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng quê trong tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ những mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất

Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo để xây dựng những mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX). Nhiều mô hình hỗ trợ PTSX được hình thành và nhân rộng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, không chỉ xóa đói, giảm nghèo cho người dân mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo của nhiều vùng quê trong tỉnh.

Gia đình ông Trương Văn Hương, thôn Trong, xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy) phát triển trang trại tổng hợp.

Đến thăm gia đình ông Trương Văn Hương, thôn Trong, xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy), vào buổi sáng sau những ngày mưa, lũ cuối tháng 8 vừa qua. Song, khu trang trại của gia đình ông vẫn toát lên một sức sống tiềm tàng. Vốn xuất thân từ gia đình nghèo, dù đã làm nhiều nghề song vẫn chật vật trong cuộc sống. Năm 2013, gia đình ông được hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản từ nguồn vốn hỗ trợ PTSX của Chương trình 135 để phát triển kinh tế. Gia đình thường xuyên được cán bộ xã hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng khoa học vào PTSX. Đồng thời, gia đình ông Hương được UBND xã, trạm khuyến nông huyện đưa đi tập huấn, tham khảo mô hình phát triển kinh tế tại nhiều địa phương trong tỉnh. Học theo những mô hình phát triển kinh tế đã được tham quan, từ đầu năm 2014, ông Hương đã lựa chọn phát triển kinh tế theo mô hình vườn – ao - chuồng kết hợp với trồng rừng. Ban đầu, công việc khó khăn, kinh tế không đủ lo cho gia đình nhưng ông vẫn kiên trì bám trụ. Để có vốn PTSX, ông Hương đã được địa phương hỗ trợ vay 150 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để đầu tư xây dựng chuồng trại, đào ao thả cá và mua giống cây lâm nghiệp. Nhờ sự cần cù, sáng tạo trong sản xuất, chỉ sau 1 năm khu trang trại của gia đình ông đã cho những “quả ngọt” đầu tiên. Ông Hương hào hứng kể: Năm 2015, việc đầu tư của gia đình đã thu lại lợi nhuận; với 5 sào ao cá, 8 sào vườn và 1 khu chuồng chăn nuôi gà, lợn, gia đình đã thu lãi khoảng 160 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập ban đầu, gia đình mở rộng quy mô chăn nuôi lợn, gà, đầu tư trồng cỏ voi để cung cấp cho các hộ chăn nuôi lớn trong khu vực, nhờ đó kinh tế gia đình ổn định hơn. Đến nay, gia đình ông đã trở thành hộ khá giả và còn hỗ trợ nhiều hộ gia đình nghèo ở địa phương về vốn, kỹ thuật để phát triển kinh tế. Năm 2016, từ nguồn vốn hỗ trợ PTSX của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), gia đình ông Hương được hỗ trợ kích cầu, vay 50 triệu đồng không lãi suất trong 2 năm để phát triển trồng cây ăn quả. Từ khu vườn, đồi khô cằn, đến nay, gia đình ông Trương Văn Hương đã xây dựng thành 1 khu trang trại tổng hợp rộng gần 6 ha, với 4 con bò sinh sản, 3 ao cá, 2,5 ha trồng keo, 1 ha trồng mía và gần 1 ha trồng cây ăn quả, thu lãi bình quân 180 đến 200 triệu đồng/năm.

Không chỉ riêng ở huyện Cẩm Thủy, tại nhiều địa phương khác, việc hỗ trợ PTSX đã mang lại hiệu quả kinh tế và những triển vọng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân. Năm 2017, gia đình anh Đinh Xuân Nội, thôn Đồng Thọ, xã Mậu Lâm (Như Thanh) được hỗ trợ 50 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để mua 5 con bò giống BBB, trong đó có 4 con bò cái sinh sản. Sau hơn 1 năm nuôi, gia đình chuẩn bị đón lứa bê đầu tiên gồm 4 con, hứa hẹn, năm sau sẽ thu hơn 10 triệu đồng/con. Nhận thấy triển vọng kinh tế từ đàn bò được hỗ trợ, gia đình anh Đinh Xuân Nội đã đầu tư mở rộng quy mô và diện tích trồng cỏ voi phục vụ việc phát triển chăn nuôi.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2016 đến nay, thông qua các Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có gần 300 mô hình hỗ trợ PTSX được triển khai tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, như: Mô hình nuôi trâu, bò, lợn cỏ sinh sản, lợn rừng; mô hình nuôi cá lồng; mô hình trồng cam V2, bưởi Diễn, trồng bí xanh, nghệ ruột đỏ...

Ông Đặng Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết: Các dự án hỗ trợ PTSX được thực hiện đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho các địa phương, nhất là các huyện nghèo trong tỉnh. Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 2,54%/năm, thu nhập hộ nghèo tăng khoảng 1,84 lần; đời sống hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, để những chương trình hỗ trợ PTSX phát huy hiệu quả và được nhân rộng trong nhân dân cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh nhằm khảo sát, đưa vào những mô hình thiết thực với đời sống người dân. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân có tính tự giác, tinh thần trách nhiệm khi được tham gia mô hình PTSX và loại bỏ sự trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng nhằm hạn chế tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo.


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]