(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2017 đến hết tháng 11-2018, đã có 39 đề án hỗ trợ của chương trình khuyến công tỉnh và khuyến công quốc gia được thực hiện ở khu vực nông thôn tỉnh ta. Trong đó, có hơn 60% là các đề án hỗ trợ cho khu vực miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả những mô hình khuyến công ở khu vực miền núi

Hiệu quả những mô hình khuyến công ở khu vực miền núi

Hệ thống máy được hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng tại Công ty TNHH Chế biến lâm sản Anh Kiên mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Thanh Hòa

Từ năm 2017 đến hết tháng 11-2018, đã có 39 đề án hỗ trợ của chương trình khuyến công tỉnh và khuyến công quốc gia được thực hiện ở khu vực nông thôn tỉnh ta. Trong đó, có hơn 60% là các đề án hỗ trợ cho khu vực miền núi.

Thời gian qua, bằng nguồn hỗ trợ từ các đề án khuyến công, nhiều cơ sở sản xuất, hộ gia đình ở khu vực miền núi tỉnh ta đã có những bước đột phá trong phát triển kinh tế. Theo đó, các cơ sở sản xuất đã chú trọng đầu tư dây chuyền, máy móc, thiết bị tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL), Sở Công Thương, trong năm 2018, đã có 11 đề án hỗ trợ máy móc thiết bị và kỹ thuật sản xuất tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) được thực hiện trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh ta, với 13 đơn vị được thụ hưởng. Trong đó, có Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Đông Thuận Phát, thị trấn Mường Lát đang được hỗ trợ triển khai nhóm máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất cửa nhựa, nhôm kính cường lực và 12 đơn vị được hỗ trợ đã triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua thời gian ngắn triển khai chương trình, song ghi nhận từ những đơn vị được thụ hưởng từ các đề án đều khẳng định, những hỗ trợ bước đầu chính là nền tảng giúp doanh nghiệp, cơ sở hướng đến những giá trị bền vững; đồng thời, góp phần tạo nên thương hiệu của địa phương, làm đổi thay tư duy, phương thức sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế cho các đơn vị. Nhiều đơn vị được thụ hưởng từ những đề án hỗ trợ đã và đang phát huy lợi thế, đạt kết quả cao trong sản xuất, kinh doanh, như: Hệ thống sấy gỗ ván ép của Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn, xã Xuân Hòa (Như Xuân), máy móc sản xuất gạch ngói màu không nung cao cấp của Công ty TNHH Vật liệu xây dựng không nung Thanh Hóa, xã Quang Trung (Ngọc Lặc), hệ thống máy chế biến gỗ hiện đại tại HTX chế biến lâm sản Ngọc Phụng (Thường Xuân)...

Đến thăm xưởng sản xuất của Công ty TNHH Chế biến lâm sản Anh Kiên, xã Thạch Sơn (Thạch Thành), đơn vị được thụ hưởng đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến lâm sản những ngày cuối năm chúng tôi nhận thấy sự hối hả và tiềm năng phát triển. Công nhân đang gấp rút hoàn thành những đơn hàng để kịp xuất xưởng. Được thành lập từ năm 2016, sản xuất các mặt hàng gỗ dán, gỗ bóc, song hệ thống máy móc của công ty còn lạc hậu nên sản phẩm làm ra chỉ tiêu thụ trong nước, khó tiếp cận với thị trường xuất khẩu. Đầu năm 2018, được TTKC&TKNL tỉnh hỗ trợ 400 triệu đồng, công ty đối ứng vốn để mua 1 máy chế biến gỗ bóc trị giá hơn 1 tỷ đồng. Nhờ đó, cơ sở đã tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng/người/tháng và đây cũng được đánh giá là mô hình hiệu quả sau gần một năm đề án hỗ trợ vào hoạt động. Ông Lê Duy Hinh, giám đốc công ty, cho biết: Sự trợ lực từ Đề án “Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phát triển chế biến lâm sản giai đoạn 2018-2020” đã tạo cơ hội để công ty đổi mới trang thiết bị tiên tiến, nâng cao năng suất, sản lượng, giảm giá thành sản phẩm và tiếp cận gần hơn với sản phẩm xuất khẩu.

Ngoài việc hỗ trợ máy móc, thiết bị kỹ thuật tiên tiến cho các đơn vị, TTKC&TKNL tỉnh còn triển khai được nhiều hoạt động thiết thực, như: Xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm CN-TTCN, mô hình cơ sở sản xuất, kinh doanh điển hình; tổ chức lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp tại các huyện để đẩy mạnh thành lập doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và điều hành cho các doanh nghiệp khu vực nông thôn; Đào tạo nghề, dạy nghề; tham gia tư vấn các dự án phát triển năng lượng tái tạo, chiếu sáng công cộng, hộ gia đình, xã hội hóa... Qua đó, người lao động ở khu vực miền núi tỉnh ta có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề nông thôn phù hợp, đồng thời nhen nhóm tư duy sản xuất mới trong đội ngũ lao động trẻ.

Ông Lê Văn Sơn, Phó Giám đốc TTKC&TKNL tỉnh, cho biết: Khu vực miền núi tỉnh ta có xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, song lại có tiềm năng về phát triển CN-TTCN do đó cần được ưu tiên hỗ trợ để thúc đẩy sự phát triển. Từ năm 2017 đến hết tháng 11-2018, đã có 39 đề án hỗ trợ của chương trình khuyến công tỉnh và khuyến công quốc gia được thực hiện ở khu vực nông thôn tỉnh ta. Trong đó, có hơn 60% là các đề án hỗ trợ cho khu vực miền núi. Sau khi được hỗ trợ hầu hết các đối tượng thụ hưởng đều vận dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời, bảo đảm chất lượng sản phẩm, hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường, nâng cao tính cạnh tranh, tạo động lực cho ngành CN-TTCN trong tỉnh phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]