(Baothanhhoa.vn) - Không những thích nghi ở địa hình dốc, cây gai xanh AP1 được các hộ dân trong vùng quy hoạch nguyên liệu của tỉnh trồng trên các vùng đất bãi bồi ven sông và cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả cây gai xanh trên đất bãi bồi

Không những thích nghi ở địa hình dốc, cây gai xanh AP1 được các hộ dân trong vùng quy hoạch nguyên liệu của tỉnh trồng trên các vùng đất bãi bồi ven sông và cho hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả cây gai xanh trên đất bãi bồiMô hình trồng cây gai xanh trên đất bãi bồi của gia đình ông Trịnh Huy Hòa, xã Cẩm Tân (Cẩm Thủy) cho năng suất, sản lượng cao.

Nhằm khai thác lợi thế đất bãi bồi ven sông Mã, nhiều hộ dân ở xã Hoằng Xuân (Hoằng Hóa) đã cải tạo, chuyển đổi sang trồng cây gai xanh nguyên liệu. Đến nay, xã Hoằng Xuân đã phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp An Phước trồng hơn 14 ha cây gai xanh giống AP1 tại thôn Hữu Khánh. Ngoài việc hỗ trợ giống, phân bón bằng hình thức vay trả chậm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về trồng, chăm sóc, thu hoạch, công ty còn ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Việc phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên vùng đất bãi bồi bước đầu đã đem lại hiệu quả, cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích. Từ đó, mở ra hướng phát triển cây trồng mới, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

Ông Vũ Văn Xuân, nông dân thôn Hữu Khánh, cho biết: Trước kia phần lớn diện tích bãi bồi được người dân trồng dâu, ngô, mía... nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năng suất vỏ gai khô trung bình đạt 3 - 3,5 tấn/ha/năm, lợi nhuận đạt từ 75 - 80 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 2 - 3 lần so với trồng các cây nông nghiệp khác trên cùng diện tích đất canh tác. Điều mà chúng tôi yên tâm khi trồng gai xanh là đầu ra đã có công ty thu mua, việc chăm sóc mất ít thời gian, chu kỳ khai thác dài, mỗi năm thu 4 - 5 lứa mà không phải trồng lại như nhiều cây trồng khác.

Nếu như cây gai xanh AP1 trồng ở các khu vực đất đồi dốc trên địa bàn huyện Cẩm Thủy chỉ cần canh tác đơn giản đã phát triển rất tốt, thì ở vùng đất bãi ven sông Mã người dân phải có sự chăm sóc, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Đổi lại, đất bãi bồi rất màu mỡ, có địa hình bằng phẳng nên dễ canh tác, dễ thu hoạch và vận chuyển. Là người đầu tiên đưa cây gai xanh AP1 trồng trên đất bãi bồi ở huyện Cẩm Thủy, ông Trịnh Huy Hòa, xã Cẩm Tân, cho biết: Sau khi đi tìm hiểu, học hỏi mô hình trồng gai ở xã Cẩm Tú cùng huyện, gia đình ông đã đầu tư chuyển đổi 5 ha đất bãi bồi ven sông đang canh tác các loại cây trồng khác không hiệu quả sang trồng gai xanh nguyên liệu. Qua thực tế canh tác chứng minh, cây gai là đối tượng dễ trồng, khá phù hợp với khí hậu, ít sâu bệnh. Cây gai phát triển rất mạnh, sức sống bền bỉ, sau khi thu hoạch chặt sát gốc, cây mọc lại và cứ sau 45 ngày đã có thể thu hoạch đợt tiếp theo. Sau mỗi lần thu hoạch thì tổ chức làm cỏ và bón 3 tạ phân NPK/ha/lứa, gốc cây tiếp tục đâm chồi, đẻ nhánh và phát triển. Ngoài ra, cây gai xanh lưu gốc có thể duy trì cho thu hoạch 10 năm liên tục mới phải trồng lại. Không như các loại cây trồng khác sau khi thu hoạch làm đất xuống giống, chăm bón từ đầu khi vào vụ mới, giảm rất nhiều chi phí đầu tư ban đầu cho người dân.

Với diện tích trồng 5 ha cây gai xanh, mỗi năm gia đình ông Hòa thu hoạch 4 - 5 lứa, sản lượng đạt 3,5 tấn vỏ khô/ha/năm, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận hơn 400 triệu đồng/năm. Sản phẩm thu hoạch được Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước (Cẩm Thủy) thu mua nên gia đình khá yên tâm sản xuất.

Việc chuyển đổi các loại cây trồng vùng bãi bồi kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh theo hướng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, do đặc điểm của khu vực này là trũng, mực nước ngầm cao nên ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng vỏ gai xanh. Nhất là thời tiết mưa nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển của cây gai xanh nguyên liệu. Để khắc phục tình trạng này, Công ty CP Nông nghiệp An Phước đã hướng dẫn kỹ thuật và khuyến cáo người dân trước hết khi xảy ra ngập úng, hỏng rễ cần phải phát bỏ, cải tạo đất để trồng lại từ đầu. Đào mương xung quanh ruộng gai xanh để hạ mực nước ngầm, khoảng 3.000 m2 sẽ đào 1 mương xung quanh với kích thước rộng 1 m, sâu 1,5 m. Lưu ý, đào mương cần có lối thoát nước để khi trời mưa to, nước mương không được tràn lên ruộng gai. Với những ruộng đã trồng lâu năm, để tránh ngập úng cần lên luống và phủ đất vào gốc cây. Bên cạnh đó, người dân trồng gai ở đất bãi cần làm cỏ, tỉa mầm và phun phân kích rễ để phục hồi những diện tích bị ngập úng cục bộ.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]