(Baothanhhoa.vn) - Nếu như sự phát triển của khu vực doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh mới thực sự sôi động trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, thì ở thị xã Bỉm Sơn lại khác. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bỉm Sơn đã “lọt mắt xanh” của các chuyên gia khảo sát và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn - một trong những nhà máy công nghiệp đầu tiên của cả nước đã ra đời. Với sức hấp dẫn truyền thống, Bỉm Sơn tiếp tục thu hút được nhiều DN với đa dạng các ngành nghề sản xuất và phụ trợ sản xuất.

Đổi mới công nghệ, thích ứng sản xuất

Nếu như sự phát triển của khu vực doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh mới thực sự sôi động trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, thì ở thị xã Bỉm Sơn lại khác. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, Bỉm Sơn đã “lọt mắt xanh” của các chuyên gia khảo sát và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn - một trong những nhà máy công nghiệp đầu tiên của cả nước đã ra đời. Với sức hấp dẫn truyền thống, Bỉm Sơn tiếp tục thu hút được nhiều DN với đa dạng các ngành nghề sản xuất và phụ trợ sản xuất.

Đổi mới công nghệ, thích ứng sản xuất

Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa linh hoạt chuyển đổi một bộ phận sang sản xuất khẩu trang, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và duy trì ổn định việc làm cho lao động.

Đến nay, Bỉm Sơn đã trở thành “thủ phủ” xi măng của cả nước. Cũng từ đó, tạo sức lan tỏa đầu tư phát triển thêm nhiều nhà máy trong các lĩnh vực. Các DN không ngừng mở rộng quy mô đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Điển hình như tại Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, DN liên tục thực hiện đổi mới công tác quản trị, đẩy nhanh tiến độ các dự án đột phá về công nghệ để tối ưu hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. DN cũng đã đưa dự án chuyển đổi công nghệ hệ thống nghiền xi măng đóng bao đi vào hoạt động hiệu quả, nâng công suất sản xuất xi măng lên 4,5 triệu tấn/năm, giải quyết việc thiếu hụt sản lượng nghiền xi măng, giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, duy trì chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng.

Còn với Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa, DN được thành lập năm 1995 và là DN tiên phong của tỉnh đầu tư nhà máy về các vùng nông thôn. Hiện nay, tập đoàn đã phát triển được 13 nhà máy may công nghiệp, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. Cùng với một chặng đường dài nỗ lực vượt qua thử thách trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Tập đoàn Tiên Sơn luôn năng động đổi mới, thích ứng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. DN liên tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và thực hiện vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh tác động, ảnh hưởng đến chuỗi cung cầu hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2021, DN đã linh hoạt chuyển đổi một bộ phận nhà máy sang sản xuất khẩu trang, vừa đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch trong nước, vừa duy trì, ổn định việc làm cho người lao động. Trong 5 năm vừa qua, tập đoàn đã đầu tư xây dựng được 4 nhà may may xuất khẩu, 1 tòa nhà Hoàng gia Royal Tower, mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy May xuất khẩu Sơn Hà, với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng. DN thường xuyên duy trì các quỹ khuyến học, đồng thời tích cực ủng hộ trong công tác phòng, chống dịch, với số tiền lên tới 2,5 tỷ đồng trong hơn 2 năm qua.

Ngoài những DN có truyền thống lâu đời, sức hấp dẫn của Bỉm Sơn cũng đã thu hút được nhiều DN từ tỉnh ngoài về đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3 là một trong những DN “đặt chân” sớm về với Khu Công nghiệp Bỉm Sơn. Anh Lê Xuân Ánh, Phó Giám đốc Công ty CP Bánh kẹo Tràng An 3, Giám đốc nhà máy, chia sẻ: Nhận thấy sự thuận lợi về điều kiện giao thông, trung chuyển hàng hóa, hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư đồng bộ, chúng tôi đã quyết định phát triển nhà máy tại vùng đất này. Đến nay, DN đã phát triển lên đến 16 dây chuyền sản xuất bánh kẹo, tạo việc làm cho 178 lao động. Trong thời gian chịu tác động bởi dịch bệnh, đơn vị đã triển khai nghiêm túc các phương án phòng dịch để không bị thiếu hụt lao động. Cùng với việc sử dụng hiệu quả công suất máy móc thiết bị, nhân lực và cải tiến công nghệ thiết bị, DN vẫn tăng trưởng bền vững. Doanh thu năm 2021 đạt 296 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 13,6 tỷ đồng; 9 tháng năm 2022 doanh thu đạt 248 tỷ đồng, nộp ngân sách 11,4 tỷ đồng và ước doanh thu năm 2022 đạt khoảng 385 tỷ đồng.

Đổi mới công nghệ, thích ứng sản xuất

Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn vận chuyển sản phẩm đi xuất khẩu.

Trong bối cảnh dịch bệnh những năm vừa qua, nhiều DN trẻ, DN khởi nghiệp ở thị xã Bỉm Sơn cũng đã năng động thích ứng để nắm bắt cơ hội phát triển. Điển hình như Công ty TNHH Thế Giới Mới hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin (CNTT). Anh Lê Kỳ Tiến, giám đốc công ty, chia sẻ: Nhận định dịch bệnh sẽ khiến nhu cầu sử dụng thiết bị CNTT tăng cao, công ty đã xúc tiến mở rộng hệ thống phân phối 20 đại lý trên các tỉnh, thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng CNTT và đã thu được kết quả khả quan, với doanh thu tăng trưởng 20%. Đơn vị vừa hoàn thiện dự án đầu tư hạ tầng viễn thông cho dự án khu dân cư Nam Cổ Đam trên địa bàn, thi công điện nhẹ và CNTT tại một số tòa nhà ở TP Hà Nội. Trong bối cảnh định hướng chuyển đổi số là tất yếu, DN nhận định đây sẽ là những cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Do đó, sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị cung ứng phần cứng hạ tầng CNTT và các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm để cung cấp đồng bộ cho các DN.

Đồng chí Trịnh Tuấn Thành, Chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn, cho biết: Có thể khẳng định, cộng đồng DN Bỉm Sơn đã có những đóng góp rất quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Không chỉ đóng góp tới gần 80% tổng thu ngân sách của thị xã, sự phát triển của các DN còn tạo động lực lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, tạo sức hút đầu tư, góp sức lớn cùng thị xã trên lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu phát triển.

Để tạo môi trường thuận lợi nhất cho các DN tiếp tục phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh, thị xã sẽ tiếp tục tập trung các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, công bố, công khai các quy hoạch phát triển, quy hoạch sử dụng đất để DN được tiếp cận sớm với các thông tin và cơ hội phát triển. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo môi trường thuận lợi để các DN triển khai dự án, phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]