(Baothanhhoa.vn) - Bên cạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, nhiều DN cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ như khẩu trang, quần áo, phụ kiện mặc nhà, đồ bảo hộ... để khắc phục khó khăn do dịch bệnh và cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực hoàn thành kế hoạch

Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực hoàn thành kế hoạch

Công nhân Công ty May xuất khẩu Trường Thắng (Nông Cống) nỗ lực hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu. Ảnh: Lê Hòa

Bên cạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, nhiều DN cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ như khẩu trang, quần áo, phụ kiện mặc nhà, đồ bảo hộ... để khắc phục khó khăn do dịch bệnh và cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động.

Năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu (XK) đạt 4 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2019. Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đó, để hoàn thành kế hoạch, các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh hiện có 155 doanh nghiệp với khoảng 50 mặt hàng tham gia XK sang thị trường 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có những thị trường XK truyền thống là các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... và một số thị trường mới, giàu tiềm năng, như Mỹ và các nước thuộc khối EU. Để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động và góp phần hoàn thành kế hoạch XK toàn tỉnh, các DN XK trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực trong kết nối, tìm kiếm thị trường, chuyển đổi mô hình sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh việc tìm kiếm thêm các thị trường tiêu thụ các mặt hàng truyền thống, nhiều DN cũng đã chủ động chuyển đổi lĩnh vực sản xuất sang các loại hàng hóa dễ tiêu thụ như khẩu trang, quần áo, phụ kiện mặc nhà, đồ bảo hộ... để khắc phục khó khăn do dịch bệnh và cân đối việc làm, thu nhập cho người lao động. Nhờ đó, 11 tháng năm 2020, giá trị XK hàng hóa trên địa bàn tỉnh đạt 3,373 tỷ đồng, bằng 100% so với cùng kỳ và đạt 84,3% kế hoạch.

Tại Công ty May XK Trường Thắng (Nông Cống), năm 2020, đơn vị có kế hoạch sản xuất và XK trên 2 triệu sản phẩm áo jacket, quần áo dệt kim và hàng thời trang sang các thị trường truyền thống, như: Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các thị trường này đã hạn chế nhập khẩu hàng dệt may với số lượng lớn. Ngoài việc thích ứng chuyển một bộ phận dây chuyền sang sản xuất khẩu trang, hiện nay, công ty đang tăng cường xúc tiến tìm kiếm đơn hàng ở các thị trường mới thuộc các nước châu Á, Nga và một số thị trường khác với mục tiêu đạt khoảng 70% - 80% kế hoạch năm đã đề ra. Ông Vũ Công Thắng, giám đốc công ty, chia sẻ: Hiện nay, mặt hàng khẩu trang đã có dấu hiệu bão hòa. Mặc dù, DN đang rất nỗ lực tìm kiếm các thị trường mới, nhưng đơn hàng cho những tháng cuối năm và năm sau chưa khả quan sẽ là một thách thức lớn. Để tháo gỡ khó khăn, DN ưu tiên tìm kiếm hợp tác với các đơn vị sản xuất FOB (thiết kế, may thành phẩm) ở các thị trường mới. Đồng thời, nghiên cứu, tìm kiếm đối tác để triển khai những mẫu mã, mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Doanh nghiệp xuất khẩu nỗ lực hoàn thành kế hoạch

Công nhân Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành trong ca sản xuất.

Là một trong 5 DN của tỉnh thực hiện XK hàng nông sản đóng hộp sang thị trường Nga, đến thời điểm hiện tại Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành chưa hoàn thành kế hoạch đề ra. Anh Nguyễn Trường Tùng, giám đốc công ty, chia sẻ: Năm 2020, do dịch bệnh COVID-19, hoạt động XK sang thị trường Nga ngưng trệ. Doanh thu XK của công ty đến hết tháng 11 chỉ đạt khoảng 10 tỷ đồng, bằng 60% cùng kỳ. Do đó, để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công ty đã phát triển thêm một số mặt hàng, như: ngô đóng hộp, chuối sấy... Đồng thời, tìm kiếm đối tác tiêu thụ hàng hóa tại các tỉnh, thành phố trong nước.

Nhìn chung, tình hình XK quý IV của tỉnh đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Trong đó, nhóm hàng dệt may XK toàn tỉnh tăng 2,3% so với cùng kỳ và dự đoán sẽ hoàn thành mục tiêu giá trị XK đã đề ra. Bên cạnh đó, bức tranh XK cũng ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ của nhiều nhóm hàng khác, như: dưa chuột đóng hộp tăng 58,5%, chả cá surimi tăng 45,6%, dăm gỗ tăng 85,6%, bezen tăng 35,3%, tinh bột sắn XK tăng 13,3%... Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều DN XK trong tỉnh đã biết tận dụng các lợi thế của thương mại điện tử để kết nối, mở rộng thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường XK có nhiều biến đổi, do đó để các DN XK trên địa bàn tỉnh hiểu rõ và vận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa, từ đó tận dụng tốt các ưu đãi, gia tăng giá trị XK của đơn vị sang thị trường châu Âu, Sở Công Thương đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tập huấn “Quy tắc xuất xứ hàng hóa và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)”. Tại hội nghị, lãnh đạo Sở Công Thương nhấn mạnh, để phát triển ổn định, bền vững, nâng cao giá trị XK, các DN XK của tỉnh cần thực thi đúng các cam kết hội nhập và tận dụng được những cơ hội mà các hiệp định này mang tới. Cùng với đó, mỗi DN cần chủ động tìm kiếm các thị trường mới, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm và tận dụng được các thế mạnh của riêng ngành hàng, lĩnh vực của mình, để có thể thúc đẩy kim ngạch XK của tỉnh tiếp tục tăng trưởng tốt.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]