(Baothanhhoa.vn) - Tính đến cuối tháng 2-2022, toàn tỉnh đã gieo trồng được 154.403,5 ha/195.250 ha cây trồng vụ đông xuân, đạt 79,1% kế hoạch (KH). Trong đó, lúa 114.445,3 ha/114.000 ha, đạt 100,4% KH; ngô 8.311,3 ha/14.500 ha, đạt 57,3% KH; lạc 5.744 ha/6.500 ha, đạt 88,4% KH; rau, đậu các loại 9.818 ha/14.500 ha, đạt 67,7% KH; cây trồng khác 16.084,9 ha/45.750 ha, đạt 35,2% KH. Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết xảy ra rét đậm, rét hại, trong khi đó, nhiều diện tích cây trồng vụ đông xuân vừa được gieo trồng xong, cây còn non yếu, nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Do đó, thời điểm này, thời tiết nắng ấm trở lại, cùng với việc tập trung gieo trồng diện tích cây trồng còn lại trong khung thời vụ, bà con nông dân đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng.

Chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ đông xuân

Tính đến cuối tháng 2-2022, toàn tỉnh đã gieo trồng được 154.403,5 ha/195.250 ha cây trồng vụ đông xuân, đạt 79,1% kế hoạch (KH). Trong đó, lúa 114.445,3 ha/114.000 ha, đạt 100,4% KH; ngô 8.311,3 ha/14.500 ha, đạt 57,3% KH; lạc 5.744 ha/6.500 ha, đạt 88,4% KH; rau, đậu các loại 9.818 ha/14.500 ha, đạt 67,7% KH; cây trồng khác 16.084,9 ha/45.750 ha, đạt 35,2% KH. Những ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, thời tiết xảy ra rét đậm, rét hại, trong khi đó, nhiều diện tích cây trồng vụ đông xuân vừa được gieo trồng xong, cây còn non yếu, nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Do đó, thời điểm này, thời tiết nắng ấm trở lại, cùng với việc tập trung gieo trồng diện tích cây trồng còn lại trong khung thời vụ, bà con nông dân đang tích cực thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng.

Chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc cây trồng vụ đông xuânNông dân xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa) chăm sóc cây trồng vụ đông xuân.

Đợt rét đậm, rét hại vừa qua khiến cho 5 sào lúa của gia đình bà Lê Thị Tuyến, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương sinh trưởng, phát triển chậm, thậm chí cục bộ một số diện tích lúa bị vàng lá, suy yếu. Do đó, những ngày qua, khi nhiệt độ tăng, nắng ấm trở lại, bà Tuyến đã tranh thủ ra đồng dẫn thêm nước vào ruộng, kết hợp với làm cỏ, sục bùn cho bộ rễ phát triển. Đồng thời, bón phân đạm, NPK và phân lân để lúa sinh trưởng khỏe mạnh, đẻ nhánh nhanh. Nhờ được chăm sóc kịp thời, đúng thời điểm, nên diện tích lúa của gia đình bà đã xanh tốt trở lại và hiện đang đẻ nhánh.

Thời tiết rét đậm, rét hại đã làm cho gần 1 sào rau mồng tơi của gia đình bà Nguyễn Mai Lan, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa bị quăn đầu lá. Để chăm sóc, bảo vệ diện tích rau màu bị ảnh hưởng, bà Mai luôn duy trì việc tưới nước hàng ngày cho rau. Theo bà Lan, điều này vừa giúp giữ ấm cho cây, vừa giúp rửa trôi sương muối đọng trên lá. Đối với diện tích vừa được gieo trồng, bà sử dụng nilon che phủ để bảo vệ. Những ngày này, thời tiết nắng ấm, bà đã thực hiện dỡ bỏ nilon, tiếp đó bà loại bỏ những lá vàng, cây có hiện tượng héo úa rồi sử dụng các loại phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh để tưới phục hồi cho rau. Bà Lan hy vọng với việc chăm sóc, phục hồi đúng kỹ thuật nói trên, diện tích rau mồng tơi của gia đình bà sẽ xanh tốt trở lại.

Thời điểm này, nhiều diện tích lúa đông xuân đang bước vào giai đoạn đẻ nhánh, các cây trồng khác cũng xanh tốt, nguy cơ phát sinh, phát triển một số loại sâu bệnh, như, trên lúa, xuất hiện bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh nghẹt rễ, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá. Trên cây ngô có một số loại sâu bệnh có khả năng phát sinh và gây hại nặng, như sâu ăn lá, sâu đục thân, đốm lá, khô vằn, rệp cờ, sâu đục bắp; trên cây lạc sẽ xuất hiện một số bệnh lở cổ rễ, héo xanh, héo gốc mốc trắng, đốm lá, gỉ sắt, héo vàng, thối tỉa... Trên diện tích rau màu xuất hiện các loại sâu ăn lá, rệp, bọ cánh cứng... Do đó, bà con nông dân đã và đang chủ động thực hiện các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, như thường xuyên theo dõi, bám sát đồng ruộng để phát hiện sớm các loại sâu, bệnh phát sinh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, phù hợp. Đối với diện tích cây trồng bị nhiễm sâu, bệnh đến ngưỡng, bà con nông dân thực hiện phun trừ theo nguyên tắc “4 đúng”. Hiện nay, bà con ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học để phòng, trừ các loại sâu bệnh. Điều này mang lại lợi ích kép, bởi vừa phòng, trừ được sâu bệnh, lại bảo vệ thiên địch, môi trường và sức khỏe cho người sử dụng.

Để giúp bà con nông dân chăm sóc cây trồng vụ đông xuân đúng kỹ thuật, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, như bón phân cân đối theo phương châm nặng đầu, nhẹ cuối, bón tập trung. Ưu tiên sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho từng giai đoạn phát triển của từng loại cây. Tăng cường áp dụng kỹ thuật canh tác như quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại tổng hợp trong toàn vụ sản xuất để đạt năng suất, chất lượng tốt nhất.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]