(Baothanhhoa.vn) - Chiều 22-2, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị nghe và cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Chiều 22-2, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị nghe và cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025 do Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là tập trung huy động tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo sự kết nối giữa các trung tâm kinh tế động lực, các hành lang kinh tế; ưu tiên nguồn lực để đầu tư các dự án trọng điểm về giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng điện, thủy lợi, cấp thoát nước, các thiết chế văn hóa, thể thao và các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo Kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Theo đó, giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung phát triển hạ tầng giao thông, gồm: Đầu tư hoàn thành, nâng cấp, mở rộng quốc lộ, đường tỉnh và xây mới các tuyến đường là 450 km; hệ thống đường giao thông nông thôn đầu tư xây dựng mới 300 km, cứng hóa mặt đường 2.800 km bảo đảm 100% đường huyện và 85% đường xã được cứng hóa.

Về hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, sẽ đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi đầu mối, công trình trọng điểm của tỉnh, trọng tâm là đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng một số dự án lớn, như: Tiêu úng Vùng III huyện Nông Cống (giai đoạn 1); sửa chữa và nâng cao an toàn đập; hoàn thiện, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão theo quy hoạch; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

Đối với hạ tầng thương mại tập trung nâng cấp, cải tạo mở rộng, xây mới và ổn định mạng lưới chợ theo quy hoạch. Đến năm 2025 toàn tỉnh quy hoạch 465 chợ,100% chợ khu vực thành phố, thị trấn các huyện được chuyển đổi mô hình quản lý; hình thành các trung tâm thương mại tại các đô thị loại I, II, III; các siêu thị tại thị trấn của các huyện.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đại diện Sở Giao thông - Vận tải phát biểu tại hội nghị

Phát triển hạ tầng đô thị đến năm 2025, có khoảng 37 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 40% trở lên. Cùng với đó tập trung phát triển hạ tầng các lĩnh vực quan trọng, như: Công nghệ thông tin và truyền thông; hạ tầng giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng điện; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; hạ tầng Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đại diện Sở Y tế tham gia ý kiến tại hội nghị

Để hiện thực các mục tiêu trên, Dự thảo cũng đề ra 5 giải pháp chủ yếu, gồm: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống các cơ chế, chính sách để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư đảm bảo hiệu quả, thiết thực và đúng định hướng phát triển của tỉnh. Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đầu tư hạ tầng và quản lý các dự án phát triển hạ tầng.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đại diện Sở Công thương tham gia ý kiến tại hội nghị

Về kinh phí thực hiện, Dự thảo đưa ra tổng mức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 (bao gồm cả các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016 - 2020) khoảng 400.000 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 294.500 tỷ đồng.

Cụ thể: Vốn đầu tư công do địa phương quản lý là 29.000 tỷ đồng. Vốn đầu tư công do các bộ, ngành Trung ương đầu tư trên địa bàn là 78.500 tỷ đồng. Vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp; vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là 187.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, đại diện các ngành chức năng đã làm rõ thêm thực trạng hạ tầng trên tất cả các lĩnh vực; đồng thời thảo luận các giải pháp đẩy nhanh thực hiện tiến độ các dự án trọng điểm về phát triển hạ tầng của tỉnh.

Cho ý kiến vào Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đánh giá cao Dự thảo kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá phát triển hạ tầng giai đoạn 2021-2025 do Sở Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo. Dự thảo kế hoạch đã khái quát tổng quan mục tiêu đột phá trong Kế hoạch hành động phát triển hạ tầng của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, đề ra được hệ thống giải pháp thực hiện đồng bộ, manh tính hiệu quả cao.

Theo đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã cho ý kiến vào từng nội dung cụ thể. Đối với phát triển hạ tầng lĩnh vực giao thông, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Giao thông - Vận tải phân rõ các dự án đầu tư theo từng lĩnh vực cụ thể; đồng thời làm rõ nguồn ngân sách đầu tư để thực hiện các dự án. Đồng chí cũng yêu cầu Sở Giao thông - Vận tải điều chỉnh thời gian hoàn thành của một số dự án trong dự thảo Kế hoạch hành động. Trong đó, lưu ý ưu tiên các công trình, dự án sắp được khởi công.

Đối với phát triển hạ tầng cung ứng điện, đồng chí đề nghị Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát nhu cầu sử dụng năng lượng để có quy hoạch trạm và đường dây hợp lý, mang tính bền vững, đột phá.

Nhiệm vụ phát triển đô thị mang tính chiến lược trong phát triển hạ tầng của cả giai đoạn,vì vậy đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng khẩn trương có văn bản tham gia ý kiến vấn đề này gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đó cần lưu ý tính đột phá về nâng cao chất lượng quy hoạch trong phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, chú ý danh mục phát triển hạ tầng và định hướng, điều kiện trở thành đô thị. Bên cạnh đó, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật cần tính toán đến yếu tố bền vững, sử dụng lâu dài, tính kết nối của hạ tầng trong đô thị.

Về phát triển hạ tầng của các lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin và tuyên truyền, văn hóa, thể thao và du lịch, đồng chí yêu cầu các sở, ngành liên quan đối với từng lĩnh vực cụ thể có văn bản đề xuất về kế hoạch, lộ trình thực hiện mang tính đột phá gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]