(Baothanhhoa.vn) - Sau mỗi vụ cho quả, cây ăn quả thường bị suy yếu, nên cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng phục hồi, chuẩn bị vụ ra quả tiếp theo đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, phục hồi diện tích trồng cây ăn quả.

Chăm sóc, phục hồi cây ăn quả

Sau mỗi vụ cho quả, cây ăn quả thường bị suy yếu, nên cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng phục hồi, chuẩn bị vụ ra quả tiếp theo đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, thời điểm này, các chủ vườn đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, phục hồi diện tích trồng cây ăn quả.

Chăm sóc, phục hồi cây ăn quảNông dân xã Thành Vân (Thạch Thành) chăm sóc diện tích cây ăn quả.

Với 3 ha cam V2, vụ vừa qua, gia đình chị Lê Thị Xuân, xã Thành Vân (Thạch Thành) đã xuất bán ra thị trường khoảng 50 tấn quả, lợi nhuận thu về đạt gần 300 triệu đồng. Sau thu hoạch, ra xuân là thời điểm quan trọng để chăm sóc, phục hồi cây. Do đó, gia đình chị Xuân đang tập trung nhân công để tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi thực hiện các biện pháp chăm sóc. Chị Xuân cho biết: Việc chăm sóc cây sau vụ thu hoạch sẽ quyết định đến năng suất, chất lượng cam của vụ tiếp theo, vì vậy, thời điểm này, ngoài việc tỉa cành, kích thích ra cành mới, khỏe mạnh, từ đó tạo tán, gia đình chị còn tập trung làm cỏ, xới xáo đất quanh gốc để phát triển bộ rễ. Đồng thời, thực hiện bón vôi bột, hạn chế sâu bệnh, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Theo chị Xuân, ngoài các biện pháp chăm sóc nói trên, để vụ quả tiếp theo đạt năng suất, chất lượng cao, các chủ vườn cần thực hiện bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây. Theo kinh nghiệm của chị Xuân, việc bón phân cần kết hợp các loại phân hữu cơ và phân vô cơ. Phân hữu cơ cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối cho cây, cải thiện cấu trúc của đất, giữ nước và làm tăng một số vi sinh vật có lợi trong đất. Ngoài ra, phân hữu cơ còn kích thích cây trồng phát triển. Còn phân vô cơ giúp cây trồng đạt năng suất, chất lượng cao. Liều lượng phân tùy thuộc vào các yếu tố như loại cây, tuổi cây, năng suất vụ trước, loại đất và giai đoạn sinh trưởng của cây. Việc bón phân được chị Xuân thực hiện ngay sau khi tỉa cành, tạo tán để cây mau phục hồi, nuôi cành lá mới. Để bón phân, đất được xới thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50cm và sâu khoảng 10cm.

Những ngày này, 3 lao động của gia đình bà Lê Thị Lin, thôn Lê Nghĩa 1, xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân đang tập trung chăm sóc gần 2 ha cam, bưởi. Do toàn bộ diện tích nói trên đều được gia đình bà sản xuất theo hướng VietGAP, nên quy trình chăm sóc có phần công phu, cầu kỳ hơn so với những diện tích trồng truyền thống. Theo đó, ngay sau khi thu hoạch xong, gia đình bà đã tiến hành cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả. Đồng thời, tăng cường vun xới đất, bón phân cho cây để vườn bưởi khỏe mạnh, phát triển tốt. Đáng chú ý, do sản xuất theo quy trình VietGAP, nên gia đình bà ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ để chăm bón. Được biết, để có đủ lượng phân hữu cơ để bón cho toàn bộ diện tích cây ăn quả nói trên, từ nhiều tháng trước, gia đình bà Lin đã thu gom nguồn phân từ các trang trại về để ủ hoai mục.

Hiện nay, tại nhiều địa phương, cây ăn quả đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ dân phát triển kinh tế. Vì vậy, để giúp các hộ dân chăm sóc diện tích cây ăn quả theo đúng quy trình, kỹ thuật, đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phòng nông nghiệp các huyện đã cử cán bộ chuyên môn bám sát từng địa phương nhằm hướng dẫn bà con áp dụng linh hoạt các biện pháp sinh học để chăm sóc cây ăn quả sau thu hoạch.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]