(Baothanhhoa.vn) - Bước vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm trong thời điểm giao mùa, các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện đang tích cực triển khai đến người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùa

Bước vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm trong thời điểm giao mùa, các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện đang tích cực triển khai đến người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chăm sóc gia súc, gia cầm thời điểm giao mùaNgười dân huyện Hà Trung thực hiện chăm sóc gia súc thời điểm giao mùa.

Gia đình chị Lê Thị Huế, thôn Bùi Hạ 1, xã Yên Phú (Yên Định) đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gà và năm nay, thời tiết khắc nghiệt, chị Huế luôn chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, kịp thời nắm thông tin, để điều chỉnh nhiệt độ tiêu chuẩn cho đàn gà con; đồng thời, đầu tư mua thêm máy phát điện để phòng trường hợp cắt điện khiến nhiệt độ chuồng nuôi bị thay đổi đột ngột. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trước khi chuyển mùa, chị đã kiểm tra lại chuồng trại, chuẩn bị bạt để che chắn khi có gió lạnh nhưng vẫn phải bảo đảm thông thoáng; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng và khu vực xung quanh chuồng để hạn chế nguồn lây bệnh; kiểm tra, khơi thông cống rãnh thoát nước, tránh tình trạng ứ đọng nước thải... Bên cạnh đó, chị cũng chú trọng cung cấp nguồn thức ăn dinh dưỡng cho đàn gà, kết hợp giữa các loại bột và thức ăn công nghiệp, các loại vitamin,... để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo đúng quy định... Chị Huế cũng cho biết, vào thời điểm giao mùa, tôi lại càng phải chú ý theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi hơn, nhất là những biểu hiện không bình thuờng như bỏ ăn, thở khò khè... thì phải cho tách đàn theo dõi, để kịp thời báo cho cán bộ thú y xã.

Hiện nay, toàn tỉnh có 190 nghìn con trâu, 260 nghìn con bò, khoảng 1,1 triệu con lợn và hơn 22,4 triệu con gia cầm. Vào thời điểm giao mùa, bên cạnh các loại bệnh thường gặp trên đàn gia súc, gia cầm, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm cũng có nguy cơ bùng phát rất cao, như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục... Trong khi đó, hiện nay, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại một số huyện miền núi còn thấp; các loại mầm bệnh lưu hành với tỷ lệ cao, phạm vi rộng, một số bệnh lại chưa có vắc-xin, thuốc điều trị; chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao... Bên cạnh đó, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại một số địa phương, đây là loại bệnh được đánh giá có nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát trên diện rộng trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện thời tiết giao mùa. Để chủ động phòng, chống các loại bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ông Tống Văn Giáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Vào thời điểm chuyển mùa, người chăn nuôi cần chú trọng thực hiện các biện pháp, như: Che chắn chuồng trại tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm cần giữ ấm cho đàn vật nuôi, nhất là gia cầm non cần phải có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh không để nước thải ứ đọng; đối với các trang trại có quy mô lớn cần thực hiện nghiêm túc việc đào hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các biểu hiện bất thường để cách ly, theo dõi và điều trị; nếu thấy có biểu hiện nặng và lây lan nhanh phải thông báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Về chế độ dinh dưỡng, cần cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, hợp vệ sinh, bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa,... để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng; đối với trâu, bò cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy định. Khi mua giống vật nuôi mới về, cần có khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất từ 10 đến15 ngày, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới thả vào đàn nuôi cũ; đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khi có nhu cầu vận chuyển gia súc, gia cầm cần chú ý theo dõi thông tin về thời tiết để tránh vận chuyển vào những ngày có mưa, gió mùa, trời lạnh; chú ý bảo đảm các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật để bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]