(Baothanhhoa.vn) - Nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới để phát triển các mô hình trồng trọt. Từ thực tế sản xuất cho thấy, sử dụng hệ thống nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm giải quyết tốt bài toán năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Các mô hình sản xuất trong nhà lưới đạt hiệu quả kinh tế cao

Các mô hình sản xuất trong nhà lưới đạt hiệu quả kinh tế cao

Mô hình sản xuất dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Điều, xã Nga Thành (Nga Sơn).

Nhằm nâng cao giá trị sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp bền vững, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới để phát triển các mô hình trồng trọt. Từ thực tế sản xuất cho thấy, sử dụng hệ thống nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả, nhằm giải quyết tốt bài toán năng suất, chất lượng, hiệu quả cũng như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản.

Là địa phương có truyền thống sản xuất rau màu và các loại cây trồng ngắn ngày, những năm qua, nhờ các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nga Thành (Nga Sơn) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, áp dụng thành công nhiều mô hình sản xuất trong nhà lưới. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tăng gấp nhiều lần so với phương pháp canh tác truyền thống. Cuối năm 2019, hộ gia đình anh Nguyễn Văn Điều, thôn Bắc Trung, xã Nga Thành đã mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để phát triển hơn 5.000m2 nhà lưới, sản xuất rau, củ, quả an toàn. Trong đó, chủ yếu sản xuất dưa Kim Hoàng hậu. Anh Điều cho biết: Quyết định đầu tư vào nông nghiệp, gia đình đã tham khảo, tìm hiểu nhiều mô hình sản xuất hiệu quả trong, ngoài tỉnh. Nhận thấy sản xuất trong nhà lưới sẽ giảm được sâu bệnh, điều chỉnh được nhiệt độ, ít chịu tác động của thời tiết. Nhờ đó, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất, sản lượng cây trồng ổn định. Do đó, gia đình đã đầu tư phát triển hệ thống nhà lưới, đồng thời đăng ký sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua 1 năm sản xuất, 5.000m2 nhà lưới của gia đình đã mang lại doanh thu gần 3 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần sản xuất theo phương pháp truyền thống.

Từ những mô hình sản xuất trong nhà lưới đạt hiệu quả cao, người dân trên địa bàn xã đã học tập và nhân rộng. Đến hết tháng 12-2020, toàn xã Nga Thành đã có 22 mô hình sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới, tổng diện tích hơn 33.488m2. Nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, như: mô hình sản xuất hoa trong nhà lưới có hệ thống phun sương tại thôn Bắc Trung; các mô hình sản xuất dưa Kim Hoàng hậu, trồng rau an toàn tại các thôn Bắc Trung, Hồ Nam, Đông Xuân, Nam Thành, Hồ Đông. Ông Thịnh Văn Đại, chủ tịch UBND xã, cho biết: Sản xuất nông nghiệp trong nhà lưới đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững mà người dân trên địa bàn xã đang ứng dụng. Ước tính lợi nhuận bình quân đạt 200 triệu đồng/1.000m2/năm, cao hơn nhiều lần so với sản xuất truyền thống. Vì vậy, UBND xã đã và đang vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Trung ương, tỉnh, huyện nhằm kích cầu người dân xây dựng nhà lưới hướng tới sản xuất an toàn. Dự kiến, năm 2021, trên địa bàn xã phát triển thêm 8.000m2 nhà lưới. Đồng thời, nghiên cứu, du nhập một số mô hình sản xuất mới để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thu nhập cho người dân.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh việc xây dựng nhà lưới để sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, đạt được những kết quả đáng mừng. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã phát triển được 582.349m2 nhà lưới sản xuất rau, củ, quả an toàn. Diện tích tập trung nhiều ở các huyện Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Nga Sơn... Dự tính diện tích nhà lưới sẽ còn tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Việc canh tác trong nhà lưới đã khẳng định được nhiều ưu điểm so với canh tác truyền thống; trong đó, giảm chi phí lao động, dễ dàng trong cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Việc che phủ và điều chỉnh được cường độ ánh nắng cũng giúp cho cây trồng hạn chế tối đa sâu bệnh, giảm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật... Diện tích nhà lưới tăng nhanh trong những năm vừa qua, ngoài sự năng động, linh hoạt, đổi mới của người sản xuất còn là sự kích cầu tích cực từ những chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện. Trong đó, hiệu quả và tác động rõ nét nhất chính là Quyết định số 5643/2015/QĐ-UBND, ngày 31–12–2015 của UBND tỉnh về ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016–2020, trong đó có việc hỗ trợ phát triển nhà lưới cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 18,742 tỷ đồng cho các cá nhân, HTX xây dựng 375.369m2 nhà lưới, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]