(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh có 381 chợ đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn hộ kinh doanh. Những năm gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... đã làm tăng áp lực cạnh tranh, giảm sức tiêu thụ của các chợ truyền thống. Do đó, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương, tiểu thương kinh doanh tại chợ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để phát triển ổn định, hiệu quả, phù hợp với xu thế của thị trường.

Phát triển chợ truyền thống trong xu thế mới

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương, trên địa bàn tỉnh có 381 chợ đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng chục nghìn hộ kinh doanh. Những năm gần đây, sự xuất hiện ngày càng nhiều kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi... đã làm tăng áp lực cạnh tranh, giảm sức tiêu thụ của các chợ truyền thống. Do đó, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương, tiểu thương kinh doanh tại chợ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để phát triển ổn định, hiệu quả, phù hợp với xu thế của thị trường.

Phát triển chợ truyền thống trong xu thế mớiChợ thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy) được đầu tư khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của Nhân dân.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Thế Hiền, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Huyện có 13 chợ truyền thống thường hoạt động theo khung giờ cố định, chưa phong phú về các dịch vụ ăn uống, thiếu khu vui chơi; hàng hóa còn hạn chế về số lượng, chất lượng, nguồn gốc... nên giảm sức hút, khó cạnh tranh với những điểm thương mại hiện đại, như cửa hàng tiện ích, siêu thị. Trước thực trạng này, UBND huyện Cẩm Thủy đã vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh và xây dựng chính sách riêng để khuyến khích chuyển đổi mô hình quản lý, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng để từng bước hiện đại hóa, đa dạng hóa loại hình kinh doanh ở hệ thống chợ truyền thống. Đến nay, đã có 10/13 chợ được các HTX, doanh nghiệp đầu tư, xây dựng và chuyển đổi mô hình quản lý.

Đến thăm chợ thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy), chúng tôi nhận thấy sự thay đổi về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khi được doanh nghiệp tiếp nhận, cải tạo và quản lý kinh doanh. Được biết, năm 2017, chợ được đầu tư xây dựng mới và thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh. Từ một chợ cũ, xập xệ, lều quán bán hàng bằng tre nứa, đến nay cơ sở hạ tầng đã khang trang rộng rãi được đầu tư đồng bộ bảo đảm các yêu cầu phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường. Khu chợ mới có tổng diện tích hơn 4.900m2; trong đó, diện tích nhà chợ là 2.161m2, tạo cơ sở kinh doanh cho hơn 87 hộ kinh doanh cố định và hàng trăm hộ kinh doanh không cố định, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm của người dân.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID–19 diễn biến phức tạp, xu hướng mua sắm trực tuyến tăng cao, yêu cầu về an toàn thực phẩm khắt khe hơn nên việc tiêu thụ hàng hóa tại hệ thống chợ gặp nhiều khó khăn, sức mua tại các chợ giảm sâu. Trước thực tế này, nhiều ban quản lý chợ thường xuyên tuyên truyền để tiểu thương nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nâng cao sức cạnh tranh với hàng hóa cùng loại trên thị trường. Chị Nguyễn Thị Hải, tiểu thương kinh doanh thịt tại chợ Tây Thành, TP Thanh Hóa, cho biết: Hiện nay, các cửa hàng tiện ích, siêu thị thường xuyên triển khai thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn và ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên sức mua tại chợ giảm từ 30 - 40% so với trước đây. Vì vậy, thay vì chủ động giết mổ lợn, tôi nhập thịt từ những lò mổ uy tín có chứng nhận của cơ quan chuyên môn, bán những loại thịt ngon, chất lượng bảo đảm, giá phải chăng để giữ chân khách quen, khắc phục khó khăn để duy trì kinh doanh.

Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của ngành, các tiểu thương chợ truyền thống cũng đang dần tiếp cận với kênh bán hàng trực tuyến thông qua điện thoại di động, mạng internet để bắt kịp xu thế. Phần lớn tiểu thương đã chủ động chuyển sang kinh doanh song song 2 hình thức: bán trực tiếp tại sạp hàng và bán online.

Để chợ truyền thống phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, Sở Công Thương đang nỗ lực cùng các địa phương tiếp tục xóa bỏ, ngăn chặn việc phát sinh chợ cóc, chợ tạm, đồng thời phát triển các chợ an toàn thực phẩm. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp để giải quyết những khúc mắc trong hệ thống tiểu thương, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh đó, hằng năm, tổ chức tập huấn cho các hộ tiểu thương về quy định trong xây dựng chợ an toàn thực phẩm. Vận động tiểu thương thay đổi cách ứng xử, xây dựng văn hóa kinh doanh văn minh, lịch sự, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]