(Baothanhhoa.vn) - Thời điểm này, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh đang chuẩn bị hàng hóa cho dịp cuối năm, nhất là Tết Tân Sửu 2021. Mục tiêu lớn nhất là đa dạng nguồn hàng hóa và ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng tăng giá ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo đảm cung ứng hàng hóa, góp phần ổn định thị trường

Thời điểm này, nhiều địa phương và doanh nghiệp trong tỉnh đang chuẩn bị hàng hóa cho dịp cuối năm, nhất là Tết Tân Sửu 2021. Mục tiêu lớn nhất là đa dạng nguồn hàng hóa và ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng tăng giá ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.

Bảo đảm cung ứng hàng hóa, góp phần ổn định thị trườngNgười dân mua hàng tại Siêu thị BigC Thanh Hóa. Ảnh: Lương Khánh

Thanh Hóa hiện có 5 trung tâm thương mại, hơn 100 siêu thị, hơn 52.500 cửa hàng bán lẻ đang hoạt động, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ toàn tỉnh vào những tháng cuối năm, nhất là dịp tết dương lịch và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm. Để đảm bảo ổn định thị trường, giá cả đối với một số mặt hàng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, góp phần đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định đời sống của Nhân dân trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã có kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác bình ổn thị trường dịp tết. Nhóm mặt hàng bình ổn thị trường bao gồm: gạo, đường, dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, bánh kẹo; thịt gia súc, gia cầm; rau, củ, quả...

Để bảo đảm cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và các siêu thị đã nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch, xây dựng phương án dự trữ hàng hóa bảo đảm đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh đang tập trung cao, chủ động rà soát, đánh giá cung cầu thị trường, có kế hoạch dự trữ nguồn nguyên vật liệu để bảo đảm kế hoạch sản xuất, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được, nhằm duy trì sản xuất ổn định, hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần tết, bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, bảo đảm chất lượng. Chủ động triển khai các chương trình bình ổn thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm cung ứng kịp thời hàng hóa cho người dân.

Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá cũng đang tập trung khai thác, dự trữ nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ các dịp lễ, tết, như: gạo các loại, miến thành phẩm, thịt gia súc gia cầm, trứng; đường, sữa; rau củ quả; dầu ăn, đồ uống, nước ngọt... Hàng hóa tham gia chương trình bình ổn giá đáp ứng 100% là hàng hóa sản xuất trong nước, bảo đảm về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ (có đầy đủ bao gói, nhãn mác và các thông tin liên quan đến sản phẩm), vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Một số siêu thị lớn đã chủ động dự trữ mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đăng ký thời gian đóng mở cửa sớm hơn so với ngày thường từ 60 phút đến 120 phút. Tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, lượng hàng lớn có tổng trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng dự kiến sẽ được nhập về để cung ứng đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tăng khoảng 15-20% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng rau, củ, quả các loại phục vụ tết khoảng 200 tấn; thực phẩm đóng hộp 1 tỷ đồng; gạo nếp, tẻ các loại 50 tấn; 15 tấn bánh kẹo; quần áo, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình có tổng trị giá nguồn hàng chuẩn bị khoảng 50 tỷ đồng... Để bảo đảm về chất lượng và an toàn thực phẩm cho hàng hóa bày bán tại Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa, tất cả hàng hóa đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ từ nguồn đầu vào, lấy mẫu test nhanh và được kiểm tra đột xuất thường xuyên. Hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu trong bộ tiêu chuẩn chung về an toàn thực phẩm.

Để bảo đảm nguồn hàng hóa cung ứng cho thị trường, Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hội chợ, triển lãm để đa dạng nguồn cung hàng hóa cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tổ chức theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng thiết yếu; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện quy định về đăng ký giá, kê khai giá và việc chấp hành theo quy định của pháp luật về quản lý giá. Đồng thời, cam kết bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa các mặt hàng thiết yếu; thực hiện chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường; ngăn ngừa buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng để bảo vệ sản xuất và quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]