(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Nga Sơn luôn có sự tăng trưởng vượt bậc, chất lượng nông sản từng bước được cải thiện theo hướng hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm. Để có được kết quả đó, huyện đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nga Sơn ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Nga Sơn luôn có sự tăng trưởng vượt bậc, chất lượng nông sản từng bước được cải thiện theo hướng hàng hóa, bảo đảm an toàn thực phẩm. Để có được kết quả đó, huyện đã chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân.

Huyện Nga Sơn ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệpMô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu công nghệ cao của gia đình anh Mai Văn Hào ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành.

Nhận thức được vai trò của KHKT đối với sản xuất nông nghiệp, anh Mai Văn Hào, ở xóm Trung Thành, xã Nga Thành, đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật mới vào sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2018 đến nay, anh đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng với quy mô gần 1.000m2 trồng dưa Kim Hoàng hậu, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel đáp ứng nhu cầu nước theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng. Anh Hào cho biết: Áp dụng phương pháp nhà màng giúp chủ động về thời vụ nên có thể sản xuất 3 vụ dưa/năm. Bên cạnh đó, nhà màng còn ngăn ngừa côn trùng phá hoại, giảm tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu nên sản phẩm đạt chất lượng an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và cộng đồng. Mỗi năm, anh Hào thu được gần 5 tấn dưa, doanh thu đạt hơn 200 triệu đồng.

Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT mới, hàng năm, huyện Nga Sơn đã triển khai nhiều hoạt động phổ biến KHKT như tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm nhằm chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các HTX dịch vụ nông nghiệp tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân về những mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sản xuất của người dân trên địa bàn. Do đó, việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp của huyện Nga Sơn đã có nhiều bước tiến quan trọng, đạt hiệu quả kinh tế cao ở hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân. Trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất lúa đã được người dân sử dụng giống lúa có chất lượng gạo cao, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đến bảo quản và chế biến nông sản. Nhiều xã, thị trấn đã xây dựng các cánh đồng mẫu lớn áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ khâu làm đất, thu hoạch. Thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang mục đích sản xuất khác có giá trị kinh tế cao, từ năm 2015 đến nay huyện đã thực hiện chuyển đổi được 72,5 ha lúa kém hiệu quả tại các xã: Nga Yên, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga An sang trồng lạc, dưa hấu, khoai tây; 20,3 ha lúa kém hiệu quả ở các xã Ba Đình, Nga Thắng, Nga Vịnh, Nga Trường, Nga An, Nga Hải... được chuyển thành các trang trại, gia trại trồng trọt... Những diện tích chuyển đổi này đều cho thu nhập cao gấp 3-5 lần so với trồng lúa. Trong chăn nuôi, nhiều tiến bộ KHKT đã được áp dụng, như: sử dụng các chế phẩm sinh học EM, đệm lót chuồng trại sinh học, hệ thống biogas xử lý chất thải, mô hình nuôi giun quế làm thức ăn chăn nuôi... góp phần phát triển chăn nuôi an toàn theo hướng hữu cơ, nâng cao hiệu quả kinh tế bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh. Ở lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, huyện đã hình thành nhiều vùng nuôi tập trung như vùng nuôi tôm công nghiệp cao tại các xã Nga Trường, Nga Tân... với các đối tượng nuôi có giá trị, hiệu quả kinh tế cao, như tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, tôm càng xanh, tôm sú, ngao giống...

Có thể nói, việc ứng dụng KHKT không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sang sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Nga Sơn.

Thời gian tới, huyện Nga Sơn tiếp tục đưa các tiến bộ KHKT mới vào trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, qua đó lựa chọn và chuyển giao nhanh các giống cây con có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt và biện pháp kỹ thuật thâm canh mới có hiệu quả vào sản xuất. Nhân nhanh các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao ra đại trà. Tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]