Hội nghị Trung ương 11: Bước ngoặt tinh gọn bộ máy
Hội nghị Trung ương 11 sẽ thảo luận hàng loạt chủ trương lớn, vấn đề về cải tổ tổ chức bộ máy, mở đường cho một nền hành chính tinh gọn, hiệu lực...
Sáng 10/4, Hội nghị lần Thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc tại Trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh: TTXVN.
Tầm nhìn từ Trung ương ra địa phương
Sau quá trình nghiên cứu công phu và lắng nghe ý kiến đóng góp từ các cấp, các ngành, nhiều đề án quan trọng về tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đã được hoàn thiện và chuẩn bị trình tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Kết luận số 127 và kế hoạch tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, tinh thần xuyên suốt là: “quyết tâm chính trị cao nhất”, triển khai đồng bộ theo phương châm “vừa chạy vừa xếp hàng” để đáp ứng khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao về chất lượng và tiến độ.
Trong số các đề án được hoàn thiện lần này có thể kể đến: Đề án sửa đổi Hiến pháp và hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước; đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp; đề án tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; và đặc biệt là đề án cải tổ hệ thống tòa án, viện kiểm sát ở địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện.
Cùng với đó, dự thảo chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 35-CT/TW và Kết luận 118-KL/TW về đại hội Đảng các cấp đang được gấp rút hoàn thiện, song hành cùng dự thảo quy định thay thế Quy định 232-QĐ/TW liên quan thi hành Điều lệ Đảng.
Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp sẽ được trình tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Đây không chỉ là cải cách về tổ chức mà còn là sự chuẩn bị toàn diện cho công tác nhân sự Đại hội XIV – bước chuyển giao quan trọng của Đảng. Việc rà soát, bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV cũng đang được trình lên bàn nghị sự Trung ương.
Bên cạnh vấn đề tổ chức bộ máy, một báo cáo chuyên đề về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cũng được Bộ Chính trị trình hội nghị lần này – khẳng định định hướng rõ ràng: đó là con đường bắt buộc để đất nước tiến lên trong bối cảnh toàn cầu cạnh tranh khốc liệt.
Trong tiến trình hiện thực hóa các nghị quyết, Quốc hội tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ thể chế hóa và cụ thể hóa các chủ trương bằng hệ thống pháp luật, bắt đầu từ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (khai mạc từ 5/5/2025 – sớm hơn thông lệ nửa tháng).
Kỳ họp này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn xác định có “ý nghĩa lịch sử” khi Quốc hội xem xét sửa đổi một số điều của Hiến pháp 2013 (đặc biệt Chương IX về chính quyền địa phương), trình 13 dự án luật quan trọng như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Luật Thanh tra, Luật Bầu cử, Luật Mặt trận Tổ quốc, cùng các luật về hệ thống tư pháp.
Điểm đặc biệt là đề xuất loại bỏ cấp hành chính huyện, tổ chức chính quyền theo mô hình hai cấp: tỉnh và xã. Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng được đề nghị xem xét. Dự kiến sẽ trình Quốc hội quyết định việc thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia và bầu Chủ tịch Hội đồng.
"Mở khóa’ cho hành chính tinh gọn
Trong thời gian ngắn, tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” đã thấm sâu vào công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính. Bộ Nội vụ cho biết, từ ngày 1/5/2025, 63 tỉnh, thành phố sẽ gửi đề án sắp xếp đơn vị hành chính về Bộ để tổng hợp, trình Quốc hội. Mốc thời gian rõ ràng đã được ấn định: hoàn tất sắp xếp cấp xã trước 30/6 và cấp tỉnh trước 30/8; từ ngày 1/7 và 1/9/2025, các đơn vị hành chính sẽ chính thức vận hành theo mô hình mới.
Cơ cấu bộ máy hành chính sau cải tổ sẽ chỉ còn ba cấp: Trung ương – tỉnh/thành phố – xã/phường. Dự kiến cả nước sẽ còn khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập từ 63 đơn vị hiện nay; số đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm từ 10.035 xuống khoảng 5.000 – thấp hơn kỳ vọng ban đầu nhưng vẫn là bước đi mạnh mẽ.
Việc không tổ chức cấp huyện đặt ra yêu cầu tái cấu trúc toàn diện quyền hạn, chức năng và chế độ công vụ. Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), chính quyền cấp xã không chỉ đảm nhận vai trò hiện tại mà còn tiếp nhận phần việc từ cấp huyện trước đây. Điều này đòi hỏi cấp xã được trao quyền nhiều hơn, đồng thời nâng cấp mạnh mẽ về nhân lực, chế độ đãi ngộ, năng lực quản trị và ứng dụng công nghệ.
Tất cả thủ tục hành chính trước đây thực hiện tại cấp huyện – từ hộ tịch, đất đai, cấp phép, an sinh – sẽ chuyển về xã. Trong bối cảnh chính quyền địa phương sẽ đảm nhiệm thêm khối lượng công việc lớn hơn, việc áp dụng công nghệ thông tin, số hóa và tinh thần cải cách hành chính trở thành điều kiện tiên quyết.
Các quy định chuyển tiếp cũng sẽ được đưa ra để bảo đảm tính liên thông, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, không gây gián đoạn cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 là từ 8% trở lên, tạo tiền đề cho tăng trưởng hai chữ số giai đoạn 2026–2030.
Nguyên tắc tổ chức bộ máy được khẳng định là: tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm phân cấp rõ ràng, trao quyền thực chất cho địa phương đi kèm với cơ chế kiểm soát quyền lực. Quyền quyết định phải giao đúng cấp, đúng người và phải gắn với trách nhiệm giải trình – đó là cốt lõi của một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng tới phục vụ.
Chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh không đơn thuần là cải cách hành chính hay tinh gọn bộ máy . Đây là chiến lược tái định hình không gian phát triển quốc gia, điều chỉnh cấu trúc quản trị để phù hợp với bối cảnh mới. Đó là quyết sách dài hạn, chiến lược – tạo bước ngoặt lớn đưa Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới, hiệu quả hơn, hiện đại hơn và bền vững hơn.
Theo định hướng, bộ máy tổ chức hành chính sau cơ cấu lại, gồm: Cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường. Dự kiến cả nước có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; sáp nhập từ tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn khoảng 5.000 đơn vị (tức giảm hơn 50%, thấp hơn dự kiến ban đầu là giảm 70 - 75%). |
Theo Báo Công Thương
{name} - {time}
-
2025-04-15 11:53:00
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên tiếp xúc cử tri tại Như Xuân
-
2025-04-15 10:26:00
Bộ Xây dựng ký kết 7 văn kiện quan trọng đường sắt, đường bộ với Trung Quốc
-
2025-04-11 06:00:00
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 11/4
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 11/4/2025
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán với Hoa Kỳ đặt trong tổng thể các mối quan hệ
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 10/4/2025
Ông Trương Hòa Bình bị cách tất cả các chức vụ trong Đảng
Bộ Ngoại giao: Việc Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng là bước đi tích cực
[Bản tin 18h] Mỹ tạm dừng áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam
Trung ương sẽ xem xét chủ trương tổ chức bầu cử sớm
Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập
HĐND huyện Vĩnh Lộc khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 25