Trong Báo cáo An ninh Thường niên 2024, các tác giả quan ngại căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều chính phủ không còn tập trung vào lợi ích của hợp tác toàn cầu.

Hội nghị An ninh Munich: Nhiều chính phủ không còn quan tâm lợi ích của hợp tác

Trong Báo cáo An ninh Thường niên 2024, các tác giả quan ngại căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều chính phủ không còn tập trung vào lợi ích của hợp tác toàn cầu.

Hội nghị An ninh Munich: Nhiều chính phủ không còn quan tâm lợi ích của hợp tácHội nghị An ninh Munich (MSC) 2024 đã bế mạc vào ngày 18/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Sau 3 ngày hội nghị với hơn 200 sự kiện lớn nhỏ, hơn 900 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 50 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, hơn 100 bộ trưởng cũng như đại diện của các tổ chức tư vấn, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp, Hội nghị An ninh Munich (MSC) 2024 đã bế mạc vào ngày 18/2.

“Cùng thua” (Lose-Lose) là chủ đề của MSC 2024 và cũng là tiêu đề của Báo cáo An ninh Thường niên 2024 của MSC, trong đó các tác giả quan ngại do căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều chính phủ không còn tập trung vào lợi ích của hợp tác toàn cầu.

Thay vào đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, nhiều quốc gia ngày càng lo ngại được hưởng lợi ít hơn từ hợp tác quốc tế so với các nước khác. Xu hướng này có thể ảnh hưởng đến hợp tác và làm suy yếu trật tự quốc tế hiện tại.

Tại MSC 2024, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng và đảm bảo viện trợ cho Ukraine. Berlin hiện là nhà tài trợ hàng đầu ở châu Âu cho Kiev và Chính phủ Đức mong muốn các nước châu Âu khác cùng hành động.

Thủ tướng Scholz cho biết Đức thường bị chỉ trích trong quá khứ vì không chi tiêu đủ cho quốc phòng nhưng sẽ đáp ứng mục tiêu của NATO là dành 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quân đội trong “những năm 2020, 2030 và sau đó nữa.”

Ông cũng tuyên bố Berlin sẽ cung cấp cho Kiev thêm 7 tỷ euro viện trợ quân sự trong năm nay.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Đức cũng thừa nhận những khó khăn chính trị trong mục tiêu tăng ngân sách quốc phòng vào thời điểm kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp.

Nhưng ông Scholz khẳng định khoảng 80% trong quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro dành cho quân đội Đức đã được thu xếp./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]