Hình ảnh về Thị xã Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, thị xã Thanh Hóa trước kia, thành phố Thanh Hóa ngày nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chặng đường 30 năm (1945-1975) dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Thanh Hóa đã chung sức chung lòng cùng với Nhân dân toàn tỉnh viết nên những trang sử vàng chói lọi, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ, khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, đổi mới xây quê hương.
Những hình ảnh nổi bật về thị xã Thanh Hóa trong giai đoạn 1945-1975
Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954
Ngày 15/11/1945, tại Nhà máy Đèn (nay là Công viên Thanh Quảng), Hội nghị công bố Quyết định của Tỉnh ủy thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của thị xã, do đồng chí Trần Tiến Quân (Trịnh Huy Lãng) làm Bí thư. Sự ra đời của Chi bộ Đảng là mốc son của phong trào yêu nước, cách mạng của Nhân dân thị xã, đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng tại thị xã Thanh Hóa. Truyền thống đấu tranh cách mạng đã và đang thôi thúc các thế hệ người dân thị xã Thanh Hóa tiếp tục góp phần tô đẹp thêm những trang sử mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ 1954-1975
Quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chế độ mới, chuẩn bị điều kiện tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân trong thị xã vừa sản xuất, vừa xây dựng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân ở hậu phương vừa sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, góp phần làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, Đảng bộ thị xã vừa thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế văn hóa, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày 5/8/1964 máy bay giặc Mỹ xâm phạm vùng trời miền Bắc. Ngày 3,4/4/1965, giặc Mỹ cho hàng trăm lượt máy bay đánh phá Thanh Hóa mà trọng điểm là cầu Hàm Rồng. Trong hai ngày quân dân Hàm Rồng cùng với quân dân toàn tỉnh đã bắn rơi 47 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái. Cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang soi bóng trên dòng sông Mã, đảm bảo huyết mạch giao thông, chi viện kịp thời cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ.
Cùng với xây dựng, bảo vệ hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thị xã, quân dân thị xã Thanh Hóa đã tích cực chi viện sức người, sức của cho các chiến trường “Tất cả cho tiền tuyến tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, góp phần cùng đồng bào, chiến sĩ trong tỉnh và cả nước giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, cùng chung sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phần tiếp theo, Báo Thanh Hóa điện tử sẽ giới thiệu về những hình ảnh thị xã Thanh Hóa bước vào thời kỳ mới sau giải phóng đất nước.
Minh Hiếu (ST)
Nguồn: Sách ảnh TP Thanh Hóa xưa và nay
{name} - {time}
-
2024-12-11 10:35:00
Những kiệt tác bonsai hội tụ ở xứ Thanh
-
2024-12-09 21:20:00
Mùa cam buồn trên núi
-
2024-12-08 18:33:00
Ấn tượng không gian sản vật Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hoá năm 2024
[WOW! THANH HÓA] Lời ca sống mãi
[WOW! THANH HÓA] Dòng chảy huyền bí của miền núi Trường Sinh
Người nặng lòng với tương Xuân Phả
[WOW! THANH HÓA] Độc lạ 2 món bánh đầu tiên tại Thanh Hóa
[WOW! THANH HÓA] Chè bà cố - Vị truyền thống kết nối thế hệ
TP Thanh Hóa qua các thời kỳ mở rộng địa giới hành chính
[WOW! THANH HÓA] Động Từ Thức: Vẻ đẹp tiên cảnh và câu chuyện tình yêu kỳ bí
[WOW! THANH HÓA] Dấu thời gian trên sóng
[WOW!THANH HOÁ] Phố đi bộ Phan Chu Trinh - “Thiên đường” ẩm thực về đêm