(Baothanhhoa.vn) - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho học sinh phổ thông được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ quan trọng. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật chính khóa và ngoại khóa, hoạt động PBGDPL nhằm trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức cơ bản về pháp luật, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, hình thành thói quen, ý thức sống, học tập, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho học sinh phổ thông được ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa xác định là nhiệm vụ quan trọng. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật chính khóa và ngoại khóa, hoạt động PBGDPL nhằm trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức cơ bản về pháp luật, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, hình thành thói quen, ý thức sống, học tập, làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tổ chức sinh hoạt ngoại khóa thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Để hoạt động PBGDPL thấm sâu vào nhận thức của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, tạo hiệu quả tuyên truyền sâu rộng, các cơ sở giáo dục đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.

Trước vấn nạn bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra trên địa bàn cả nước thời gian qua, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (TP Thanh Hóa) đã phối hợp với UBND TP Thanh Hóa, Học viện Tư pháp (Hà Nội) tổ chức buổi tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý về phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường cho học sinh nhà trường. Tại chương trình, bằng cách thức truyền đạt lôi cuốn, hấp dẫn, các chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam) đã chia sẻ đến học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên nhà trường các kiến thức, kỹ năng cần thiết để nhận diện các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nhận diện đối tượng có biểu hiện nghi vấn và cách thức tìm kiếm sự giúp đỡ trong các tình huống nguy hiểm... Không chỉ trang bị thêm những kiến thức pháp luật cần thiết trong việc phòng, chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường, chương trình còn cung cấp các kỹ năng, thái độ ứng xử phù hợp trong các tình huống khác nhau, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em, phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc.

Với đặc thù là một trường chuyên biệt, học sinh vùng sâu, vùng xa, hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế, do đó, Trường Phổ thông cấp 2 dân tộc nội trú huyện Ngọc Lặc luôn coi việc PBGDPL cho học sinh là nhiệm vụ then chốt. Cô Bùi Thị Cay, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Cứ vào đầu năm học, nhà trường sẽ phối hợp với Công an huyện, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Tư pháp huyện Ngọc Lặc tuyên truyền, PBGDPL, Luật Giao thông đường bộ, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống ma túy... cho học sinh nhà trường. Ngoài ra, ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh vào các môn học, tiết học phù hợp với thực tế địa phương và điều kiện nhà trường; nâng cao chất lượng PBGDPL, giáo dục đạo đức trong môn học Giáo dục công dân và các môn học khác; tổ chức chương trình phát thanh măng non với các chủ đề, chủ điểm như: hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo lực học đường... Qua đó, góp phần giúp các em học sinh hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.

Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện thực tế ở mỗi địa phương mà nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL cũng khác nhau theo hướng gần gũi, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em học sinh. Đồng thời, công tác tuyên truyền, PBGDPL cho học sinh cần được thực hiện thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh hoạt tập thể, lồng ghép vào nội dung các môn học, hoạt động văn hóa văn nghệ... Một trong những hình thức PBGDPL cuốn hút học sinh, đó là sân khấu hóa các nội dung PBGDPL. Thầy giáo Lê Đức Quang, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Lai (Ngọc Lặc), chia sẻ: Đối với các em học sinh bậc học THPT, hoạt động PBGDPL cần có nhiều hình thức đa dạng, sinh động, linh hoạt, vừa hài hước, gần gũi, vừa sâu sắc để học sinh dễ dàng tiếp thu, học hỏi và ghi nhớ.

Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, PBGDPL, ngay từ đầu mỗi năm học, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các nhiệm vụ công tác PBGDPL tới các cơ sở giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên đối với công tác PBGDPL... Qua đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, tự giác chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên; nêu cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm; có ý thức xây dựng cộng đồng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tuân thủ hiến pháp và pháp luật, góp phần xây dựng môi trường học đường văn minh, lành mạnh, hạnh phúc.

Bài và ảnh: Linh Hương


Bài và ảnh: Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]