EU-Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức vòng Đối thoại thương mại cấp cao đầu tiên
Đối thoại thương mại cấp cao EU-Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những khuyến nghị trong tuyên bố chung về tình trạng hiện tại của quan hệ chính trị, thương mại và kinh tế hai bên được đưa ra tháng 11/2023.
Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Ủy viên Thương mại Valdis Dombrovskis và Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ömer Bolat. (Nguồn: X)
Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến thêm một bước trong việc củng cố quan hệ kinh tế và thương mại với việc tổ chức Đối thoại thương mại cấp cao đầu tiên tại Brussels, Bỉ ngày 8/7.
Cuộc họp được đồng chủ trì bởi Phó Chủ tịch Điều hành Ủy ban châu Âu (EC) kiêm Ủy viên Thương mại Valdis Dombrovskis và Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ömer Bolat.
Đối thoại cấp cao tập trung vào việc giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai bên, bao gồm khó khăn nảy sinh từ việc các nước EU áp đặt thị thực đối với công dân Thổ Nhĩ Kỳ, thúc đẩy các yếu tố kích thích thương mại song phương và thảo luận về các lĩnh vực hợp tác nhằm tăng cường chức năng của Liên minh Hải quan.
Trước đó, Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp EU-Thổ Nhĩ Kỳ đã được tổ chức với sự tham dự của các hiệp hội doanh nghiệp lớn của hai bên.
Hội nghị tập trung vào tình trạng hiện tại của Liên minh Hải quan và các phương hướng để tăng cường quan hệ kinh tế và thương mại EU-Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã giải quyết một số rào cản thương mại do EU đưa ra.
Nhóm công tác thương mại song phương đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình này.
Hai bên cam kết hợp tác để loại bỏ các rào cản còn lại và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại song phương.
Ngoài ra, hai bên đã nhất trí về các lĩnh vực hợp tác chính liên quan đến Liên minh Hải quan, bao gồm chuyển đổi xanh (đặc biệt là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - CBAM), thương mại kỹ thuật số và phòng vệ thương mại.
EU và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã trao đổi về khả năng vận tải trong kinh doanh và hạn ngạch vận tải đường bộ mà các quốc gia thành viên EU áp dụng cho các hãng vận tải Thổ Nhĩ Kỳ.
Hai bên cũng chia sẻ quan điểm về hợp tác nhằm ngăn chặn việc lách các biện pháp trừng phạt của EU thông qua Liên minh Hải quan.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ Ömer Bolat cho biết hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ thương mại và kinh tế với EU, đối tác thương mại quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ là ứng viên gia nhập EU và là đối tác thương mại lớn của khối này. Thương mại song phương không ngừng tăng trưởng trong những năm qua, đạt 206 tỷ euro vào năm 2023.
Hơn 40% kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ là sang EU, trị giá 104 tỷ USD. Nửa đầu năm 2024, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu 53 tỷ USD sang thị trường EU, chiếm 42,3%.
Đối thoại thương mại cấp cao giữa EU-Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những khuyến nghị trong tuyên bố chung về tình trạng hiện tại của quan hệ chính trị, thương mại và kinh tế hai bên được đưa ra hồi tháng 11/2023.
Cuộc họp đầu tiên theo cơ chế này được tổ chức vào tháng 7/2024. Đây là diễn đàn quan trọng để hai bên thảo luận về các vấn đề kinh tế và thương mại mang tính chiến lược.
Cuộc họp đầu tiên đã gặt hái thành công và mở ra tiềm năng hợp tác sâu rộng trong tương lai./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-16 14:57:00
Huawei - đối thủ cạnh tranh với Apple tại Trung Quốc
-
2025-01-16 14:40:00
Thủ tướng Anh đến Ukraine với cam kết đảm bảo an ninh trong một thế kỷ
-
2024-07-09 07:14:00
Bộ trưởng Quốc phòng Đức lo ngại về việc ngân sách quân sự bị cắt giảm
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden khẳng định quyết tâm tái tranh cử
An ninh quốc tế 9/7: Trung Quốc ‘tung’ máy bay tàng hình ‘cõng’ được 2 tên lửa vào hoạt động
An ninh quốc tế 8/7: Đòn giáng mạnh vào Tổng thống Macron, nước Pháp nguy cơ bế tắc chính trị
Chính phủ Nga ra luật cấm lạm dụng từ ngữ nước ngoài
Bầu cử Quốc hội Pháp: Liên minh cánh tả gây bất ngờ lớn ở vòng 2
Tân Bộ trưởng Tài chính Anh cam kết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Bầu cử Quốc hội Pháp: Thủ tướng Gabriel Attal tuyên bố từ chức
Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại ngôi làng ở tỉnh Voronezh
BRICS phát triển đồng tiền chung nhằm không phụ thuộc vào hệ thống phương Tây