(Baothanhhoa.vn) - Bức tranh du lịch hơn 1 năm qua bị dịch bệnh COVID-19 nhuộm lên sắc xám ảm đảm. Do đó, muốn “đổi màu” bức tranh hay để du lịch có thể bật lên, thì không cách nào khác là phải xây dựng được các cơ chế kích cầu thực sự thiết thực, khả thi và nhất là cần hành động mạnh mẽ của chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kích cầu du lịch: Cần cơ chế và hành động mạnh mẽ

Kích cầu du lịch: Cần cơ chế và hành động mạnh mẽ

Các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch khảo sát thực trạng phát triển du lịch cộng đồng Linh Trường (huyện Hoằng Hóa). Ảnh: Hoàng Xuân

Bức tranh du lịch hơn 1 năm qua bị dịch bệnh COVID-19 nhuộm lên sắc xám ảm đảm. Do đó, muốn “đổi màu” bức tranh hay để du lịch có thể bật lên, thì không cách nào khác là phải xây dựng được các cơ chế kích cầu thực sự thiết thực, khả thi và nhất là cần hành động mạnh mẽ của chính quyền các cấp và cộng đồng doanh nghiệp.

Tăng cường kết nối

Cùng với du lịch cả nước, du lịch Thanh Hóa thời điểm này đang tính toán các phương án nhằm thoát khỏi tình trạng trì trệ và nối lại đà tăng trưởng. Theo đó, kích cầu du lịch gắn với việc đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến, quảng bá được xem là giải pháp tiên quyết. Đồng thời, nghiên cứu thị trường và triển khai các giải pháp cơ cấu lại thị trường khách, mà trước mắt là thị trường khách nội địa, cũng là một nhiệm vụ trọng tâm. Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng chương trình kích cầu du lịch tại một số tỉnh/thành trọng điểm du lịch của cả nước như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang... Theo kế hoạch, chương trình sẽ được triển khai trong quý II và quý III năm 2021, với mong muốn đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đến gần hơn với du khách; đồng thời, kêu gọi đầu tư và thu hút khách du lịch về với Thanh Hóa trong thời gian tới.

Cùng với đó, với những địa phương đã có quan hệ hợp tác như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Bình... thì đây là lúc để thắt chặt hơn sợi dây liên kết phát triển du lịch. Theo nhiều chuyên gia, trước mắt, Thanh Hóa cần liên kết với các tỉnh lân cận là Ninh Bình, Nghệ An nhằm phát huy các lợi thế chung và khắc phục hạn chế riêng. Chẳng hạn như đối với Ninh Bình, Thanh Hóa có thể liên kết để xây dựng sản phẩm du lịch kết hợp tham quan 2 di sản thế giới Thành Nhà Hồ và Tràng An; sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp giữa Vườn Quốc gia Bến En và Cúc Phương; sản phẩm tham quan, nghiên cứu di chỉ khảo cổ hang Con Moong và động Người Xưa... Còn đối với tỉnh Nghệ An, cần liên kết nhằm đa dạng hóa sản phẩm nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn và Cửa Lò, tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao ở khu vực phía Bắc...

Kích cầu du lịch: Cần cơ chế và hành động mạnh mẽ

Khách sạn Bộ Xây dựng (TP Sầm Sơn) đang tập trung chỉnh trang cơ sở vật chất để đón và phục vụ khách du lịch.

Cũng nhằm đẩy mạnh kết nối và quảng bá du lịch, hồi cuối tháng 3-2021, Hiệp hội Du lịch tỉnh, Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến du lịch đã phối hợp với các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh, tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển của một số khu, điểm du lịch trên địa bàn các huyện Hoằng Hóa, Như Thanh, Như Xuân, Bá Thước. Thông qua khảo sát, các chuyên gia du lịch đã “hiến kế” cho Thanh Hóa trong cách thức khai thác nguồn tài nguyên, như xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng... Việc tổ chức các đoàn famtrip cũng là một cách thức hữu hiệu để quảng bá những “đặc sản” du lịch của xứ Thanh; đồng thời, khuyến khích và mang đến cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn để xây dựng chương trình và kết nối tour, tuyến nhằm đưa du khách về với Thanh Hóa. Từ đó, tăng cường sự liên kết, hợp tác và mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển du lịch giữa Thanh Hóa với các địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Khi nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch Thanh Hóa, Tiến sĩ Lê Văn Minh (Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) đã chỉ ra sự hạn chế về mức độ cởi mở quốc tế của du lịch tỉnh ta. Cụ thể, hiện khách quốc tế đến Thanh Hóa chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (khoảng 3,1% năm 2019). Để cải thiện chỉ số này và nâng cao sức cạnh tranh cho ngành du lịch, tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng nghiên cứu thị trường du lịch nói chung, nhằm xác định thị trường mục tiêu cho du lịch địa phương. Đồng thời, trên cơ sở xác định được đặc điểm, sở thích, thị hiếu tiêu dùng... của từng thị trường để xây dựng sản phẩm du lịch cho phù hợp. Cùng với đó, cần mở rộng và kết nối các đường bay trong nước để khai thác lượng khách qua đường hàng không và tạo ra một kênh quảng bá du lịch hữu hiệu.

Làm mới sản phẩm

Trong bối cảnh hiện nay, khi việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế vẫn đang được tính toán, thì du lịch nội địa vẫn được xác định là trọng tâm khai thác. Theo đó, bên cạnh phương án vừa phục hồi vừa đáp ứng các tình huống dịch bệnh phát sinh; thì kế hoạch phục hồi du lịch trong thời gian tới là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh liên kết giữa các điểm đến, các doanh nghiệp... và đặc biệt là gia tăng trải nghiệm cho du khách với những sản phẩm hiện có và xây dựng các sản phẩm mới hấp dẫn.

Một trong những thế mạnh của du lịch Thanh Hóa là du lịch nghỉ dưỡng biển. Với dòng sản phẩm này, Thanh Hóa có thể phục vụ đa dạng các phân khúc khách từ bình dân đến cao cấp. Tuy nhiên, dù là phân khúc nào thì bài toán chất lượng vẫn luôn được đặt ra. Điều này đặt ra yêu cầu làm mới sản phẩm để thu hút và giữ chân du khách. Đồng thời, cần có giải pháp nhằm khắc phục “bệnh cố hữu” của du lịch biển là tính mùa vụ. Bởi, các hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc của yếu tố mùa (cao điểm mùa hè, thấp điểm mùa đông), của thời tiết, khí hậu; cũng như các yếu tố xã hội như lễ hội, mùa nghỉ hè của học sinh, sinh viên... Để khắc phục tình trạng này, không cách nào khác là đa dạng sản phẩm bổ trợ (khu vui chơi giải trí, tham quan, trải nghiệm văn hóa, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch golf, du lịch chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, mua sắm...). Cùng với việc gia tăng các dịch vụ, cũng cần có các chính sách kích cầu du lịch mùa thấp điểm như giảm giá dịch vụ, khuyến mại thêm dịch vụ, chính sách ưu đãi khác cho khách hàng...

Tại buổi tọa đàm “Du lịch Việt Nam 2021–2023: Những cơ hội trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ” (diễn ra vào ngày 3-4, tại Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn), đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa, đã nhấn mạnh về sự sẵn sàng của địa phương cho mùa cao điểm du lịch hè. Đồng thời, cam kết mang đến cho du khách sự trải nghiệm và dịch vụ chất lượng, thông qua cái “bắt tay” trách nhiệm giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp. Theo đó, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm mới, dịch vụ mới, đáp ứng xu hướng thị trường và nhu cầu đa dạng của du khách. Đặc biệt, để kích cầu du lịch và thu hút du khách, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức các chuỗi sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch sôi động, đặc sắc.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]