(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2018, thời gian qua Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về du lịch

Thực hiện chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2018, thời gian qua Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát công tác quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2015 đến nay.

Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh và đoàn giám sát khảo sát thực tế tại di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân (Như Thanh).

Báo cáo kết quả giám sát tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XVII, đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội cho biết:

Thực hiện các văn bản của Trung ương về du lịch và phát triển du lịch, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định, kế hoạch triển khai thực hiện phục vụ mục tiêu phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện.

Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai lập 18 quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch, với tổng kinh phí lập quy hoạch hơn 49,8 tỷ đồng, trong đó 12 quy hoạch đã được phê duyệt và triển khai, 6 quy hoạch đã có chủ trương. Các quy hoạch, dự án sau khi được phê duyệt được tổ chức công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Công tác quản lý việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị các di tích phục vụ phát triển du lịch được quan tâm thực hiện. Toàn tỉnh hiện có 1.535 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ; 142 lượt di tích được hỗ trợ kinh phí đầu tư chống xuống cấp. Đến nay có 18 dự án về cơ sở hạ tầng du lịch được triển khai, đã thực hiện đầu tư 929,5 tỷ đồng/3.365 tỷ đồng kinh phí được phê duyệt . Có 59 dự án kinh doanh khu, điểm du lịch được cấp phép đầu tư và đang triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư 55.931 tỷ đồng, tính đến 31-12-2017 đã thực hiện đầu tư được 13.240 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án có tổng mức đầu tư lớn. Trên địa bàn hiện có 68 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, 760 cơ sở lưu trú với 26.800 phòng.

Thực hiện công tác phát triển du lịch, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định sản phẩm du lịch mũi nhọn là du lịch biển đảo, sản phẩm du lịch có thế mạnh là du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa tâm linh... Bên cạnh đó, tỉnh đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch. Hiện trên địa bàn có 4 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Có 28.500 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó số lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chiếm hơn 61% tổng số lao động.

Những năm qua, tỉnh cũng đã thực hiện công tác bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch, trên cơ sở điều tra, đánh giá đã lựa chọn, đề xuất đưa vào danh mục lập quy hoạch cho các khu, điểm du lịch có tiềm năng. Triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, đồng bộ trong việc xây dựng môi trường du lịch, bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm du lịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và liên kết du lịch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Những nỗ lực tích cực trong công tác phát triển du lịch đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng ngành du lịch tăng dần qua từng năm. Giai đoạn 2015 - 2017 toàn tỉnh đón trên 18,8 triệu lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,6%/năm, đạt 102,2% kế hoạch; tổng thu du lịch đạt gần 19,5 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 29,4%/năm, đạt 103,1% kế hoạch.

Tuy nhiên, qua công tác giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh cũng chỉ rõ còn nhiều hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đó là việc triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, địa phương về phát triển du lịch còn chậm, hiệu quả chưa cao, một số ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu chủ động, quyết liệt trong thực hiện. Tiến độ lập quy hoạch phát triển du lịch triển khai còn chậm so với kế hoạch, một số quy hoạch phải điều chỉnh nhiều lần như: Khu du lịch Quảng Cư, Khu du lịch Hải Hòa, Khu du lịch Hải Tiến.

Tiến độ đầu tư các dự án du lịch cũng chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu. Có thể kể đến như Dự án đường giao thông vào Khu du lịch Hải Hòa, Dự án đường giao thông vào Khu du lịch suối cá Cẩm Lương... Một số dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích như Lăng miếu Gia Miêu - Triệu Tường (giai đoạn 2), Di tích Chiến khu Ngọc Trạo.... Một số dự án quy mô lớn nhưng gặp khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, giao đất, chủ đầu tư hạn chế về năng lực chuyên môn và năng lực tài chính dẫn đến chậm tiến độ, như Khu du lịch biển Golden Coast Resort, Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân, Khu đô thị sinh thái biển Đông Á Sầm Sơn... Bên cạnh đó, còn tình trạng không ít doanh nghiệp được giao đất, cho thuê đất nhưng kéo dài nhiều năm không triển khai thực hiện.

Báo cáo giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém về công tác phát triển sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; việc khắc phục tính mùa vụ trong du lịch còn chậm. Tại một số khu du lịch vấn đề nước thải, rác thải chưa được quan tâm xử lý triệt để. Khu vệ sinh tại các điểm du lịch còn thiếu. Tình trạng hàng rong chèo kéo gây phiền hà cho du khách vẫn chưa được xử lý triệt để, nhất là vào mùa cao điểm. Tại một số nơi vẫn còn tình trạng chưa công khai đầy đủ giá các dịch vụ gây khó chịu cho du khách. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch mới tập trung trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, việc quảng bá ra ngoài tỉnh còn ít. Các hình thức truyền thông thu hút đầu tư nước ngoài và du khách quốc tế chưa được quan tâm đúng mức. ...

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý về du lịch, qua công tác giám sát, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương thực hiện chuyển đổi các nhà khách, trung tâm điều dưỡng trực thuộc trên địa bàn tỉnh sang kinh doanh khách sạn theo Quyết định số 317/QĐ - TTg. Tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến, giới thiệu hình ảnh du lịch của tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Sớm tổ chức hoạt động nghiên cứu khôi phục, phát triển một số lễ hội tiêu biểu; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 156/KH - UBND của UBND tỉnh về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020. Rà soát, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch đảm bảo tính đồng bộ, tránh tình trạng để “quy hoạch kéo dài”. Tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để đưa các dự án lớn đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, các dự án đã được quy hoạch sớm triển khai thực hiện. Chú trọng bảo vệ, tôn tạo các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực vào việc tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch.

Đối với các huyện, thị xã, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành liên quan trong thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm; chủ động thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành để kết nối các tuor, tuyến du lịch. Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền huyện, xã trong quản lý tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.


Hà Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]