(Baothanhhoa.vn) - Thiên nhiên ưu ái đã ban tặng cho Vĩnh Lộc nhiều danh lam thắng cảnh, hang động đẹp, nhiều di tích nổi tiếng có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa phong phú. Đó chính là điều kiện thuận lợi để huyện hình thành các khu, điểm du lịch..., từng bước đánh thức tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Vĩnh Lộc phát triển du lịch gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương

Thiên nhiên ưu ái đã ban tặng cho Vĩnh Lộc nhiều danh lam thắng cảnh, hang động đẹp, nhiều di tích nổi tiếng có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, văn hóa phong phú. Đó chính là điều kiện thuận lợi để huyện hình thành các khu, điểm du lịch..., từng bước đánh thức tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Huyện Vĩnh Lộc phát triển du lịch gắn với tạo dựng hình ảnh địa phương

Du khách chiêm ngưỡng Khu du lịch Núi Ấu, động Tiên Sơn, xã Vĩnh An.

Trao đổi với ông Lữ Minh Thư, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lộc được biết, nhằm phát triển du lịch theo hướng bền vững, có tính chuyên nghiệp; sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, ngày 6-4-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU về phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 05-NQ/HU), ngay sau khi nghị quyết được ban hành, Ban Thường vụ Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, các ngành xây dựng chương trình hành động, đề án, kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết sát với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện. UBND huyện xây dựng Đề án “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” huyện Vĩnh Lộc; Kế hoạch số 45/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” tại huyện Vĩnh Lộc giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Kế hoạch số 88/KH-UBND về thực hiện chương trình phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc năm 2017; Kế hoạch số 18/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch huyện Vĩnh Lộc năm 2019 và 2020; Kế hoạch số 93/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng” tại huyện Vĩnh Lộc năm 2019-2020. Không chỉ vậy, huyện còn triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn thuộc lĩnh vực du lịch đến các xã, thị trấn và hướng dẫn thực hiện. Giám sát chặt chẽ công tác quy hoạch, công tác quản lý Nhà nước tại các điểm di tích, danh thắng trên địa bàn huyện. Các điểm di tích trên địa bàn huyện được đẩy mạnh trùng tu, tôn tạo gắn với phát triển du lịch. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân trong huyện về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và sự cần thiết phải phát triển du lịch; việc phát triển du lịch đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân tại các khu vực du lịch phát triển (Vĩnh An, Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Hùng...). Phát hành sách giới thiệu sơ lược lịch sử văn hóa địa phương huyện Vĩnh Lộc. Phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức hội nghị giới thiệu các điểm du lịch vệ tinh của Thành Nhà Hồ đối với các công ty lữ hành, kết nối tour du lịch với huyện Cẩm Thủy, Ninh Bình. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, hiệp hội du lịch, công ty lữ hành tổ chức giới thiệu tour, tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh đưa khách du lịch về huyện như: suối Cá Thần - Thành Nhà Hồ - Sầm Sơn; chùa Bái Đính - Thành Nhà Hồ - Sầm Sơn... Kêu gọi Công ty CP Kim Sơn vào quy hoạch và đầu tư khai thác phát triển du lịch tại danh thắng núi Kim Sơn, xã Vĩnh An. Cùng với đó, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về văn hóa giao tiếp ứng xử với khách du lịch và công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, bình ổn giá tại các khu, điểm du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ khách du lịch tạo môi trường du lịch an toàn, thân thiện với du khách...

Bên cạnh đó, huyện tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh, di tích lịch sử - văn hóa, loại hình danh lam thắng cảnh trên địa bàn. Giai đoạn 2016-2020, huyện Vĩnh Lộc được công nhận 1 khu du lịch Thành Nhà Hồ và 4 điểm du lịch gồm: Chùa Tường Vân, động Hồ Công, chùa Báo Ân, danh thắng núi Kim Sơn xã Vĩnh An làm căn cứ ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cơ sở các khu, điểm du lịch và nâng cao chất lượng quản lý, khai thác, phát triển du lịch. Các loại hình văn hóa phi vật thể từng bước được khôi phục, duy trì gắn với hoạt động phục vụ khách du lịch như: tuồng cổ, chèo, ca trù... Trên địa bàn huyện có 2 nghệ nhân được công nhận danh hiệu là “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực tuồng cổ, hát chèo thuyền trên sông. Xã Vĩnh Long hỗ trợ 10 triệu đồng cho Câu lạc bộ Tuồng cổ và Câu lạc bộ Chèo Xuân Áng trong thời gian 2 năm để mua sắm trang thiết bị duy trì hoạt động câu lạc bộ truyền thống.

UBND huyện phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ tổ chức Hội thảo khoa học Di sản Thành Nhà Hồ và Khu di tích Phủ Trịnh - Nghè Vẹt, tổ chức hội nghị giới thiệu các điểm du lịch vệ tinh của Thành Nhà Hồ đối với các công ty lữ hành, kết nối tour du lịch với huyện Cẩm Thủy, Ninh Bình. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch trong việc kết nối các tour liên tỉnh trên địa bàn huyện. Phối hợp với Công ty CP Tu bổ di tích và kiến trúc cảnh quan xây dựng hồ sơ ý tưởng lên phương án cải tạo ruộng lúa trong nội Thành Nhà Hồ thành vườn hoa bốn mùa để khai thác du lịch trải nghiệm. Phối hợp với tổ chức Goodneighbors khảo sát, xây dựng loại hình du lịch trải nghiệm trong nội thành Di sản Thành Nhà Hồ. Tập trung phát triển các ngành nghề truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ khách du lịch như: Dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu “Chè lam Phủ Quảng” được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận theo Quyết định số 6578/QĐ-SHTT; làng nghề chế tác đá Làng Mai, xã Minh Tân được chứng nhận tại Quyết định số 3632/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa. Trên toàn huyện có 8 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đó là: chè lam Phủ Quảng, rượu Sâm Báo, gạo nếp hạt cau Lộc Thịnh, bộ sản phẩm: tranh đá Tứ quý và tranh đá Cá chép chơi trăng Hải Quân, túi xách Nông Phú, chổi đót, dưa vàng Nam Giao, dưa lưới Nam Giao, góp phần tạo sự đa dạng phong phú về sản phẩm của địa phương nhằm phục vụ khách tham quan du lịch trên địa bàn huyện. Qua đó, làm cho hình ảnh đất và người Vĩnh Lộc được bạn bè, nhà đầu tư, doanh nghiệp, du khách gần xa biết đến. Giai đoạn 2016–2020, toàn huyện ước đón được 675.720 lượt khách, tăng 74% so với giai đoạn 2011-2015, trong đó khách quốc tế ước đạt 10.578 lượt, tăng 27% so với kế hoạch. Trong 9 tháng năm 2021, có 45.140 lượt khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn huyện.

Với những hướng đi đúng đắn của các cấp chính quyền từ huyện tới xã, sự đồng lòng của Nhân dân, huyện Vĩnh Lộc đang tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển du lịch theo hướng bền vững; có tính chuyên nghiệp; có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, chất lượng; sản phẩm du lịch đảm bảo chất lượng, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch huyện Vĩnh Lộc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch, thuộc nhóm các huyện có ngành du lịch phát triển của tỉnh.

Bài và ảnh: Tô Hà


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]