Đông đảo cộng đồng người Việt tại Lào dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568
Các Chư tôn đức, tăng ni Việt Nam, Lào cũng như cộng đồng người Việt tại thủ đô Vientiane đã cùng thực hiện các nghi lễ như dâng hương, cúng dường và tắm Phật để cầu hòa bình, an lạc, hạnh phúc.
Rất đông cộng đồng người Việt đang làm ăn sinh sống tại Lào tham dự nghi lễ Tắm Phật trong Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Sáng 22/5, tại Chùa Phật Tích ở thủ đô Vientiane của Lào đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 (dương lịch 2024), với sự tham dự của đông đảo Chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức tăng ni của Việt Nam và Lào cùng đông đảo cư sỹ, Phật tử, bà con cộng đồng người Việt đang học tập, làm ăn, sinh sống tại Lào.
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Minh Quang đã chuyển tới các tăng ni, Phật tử và cộng đồng người Việt Nam thông điệp của Đức Pháp Chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Kêu gọi bà con Phật tử, cộng đồng người Việt tại Lào phát huy hơn nữa truyền thống hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, Thượng tọa Thích Minh Quang nhấn mạnh, mỗi tăng ni, Phật tử cần nêu cao trách nhiệm và làm tròn bổn phận của mình trên tinh thần kỷ cương-trách nhiệm-đoàn kết-phát triển, nỗ lực không ngừng làm cho Đạo Phật xương minh, xây dựng Giáo hội vững mạnh, tiếp tục đóng vai trò trong việc gìn giữ và vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào nói riêng và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung.
Tại buổi lễ, các Chư tôn đức, tăng ni Việt Nam, Lào cũng như cộng đồng người Việt tại thủ đô Vientiane đã cùng thực hiện các nghi lễ như dâng hương, cúng dường và tắm Phật để cầu hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho toàn dân tộc nói chung cũng như cho cộng đồng người Việt tại Lào nói riêng, đồng thời thể hiện lòng tôn kính, hân hoan đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Lào, bà Trần Thị Huệ, một kiều bào tại thủ đô Vientiane, cho biết năm nào bà cũng tới chùa để dự Đại lễ Phật đản để tẩy đi những bụi trần, cầu mong sức khỏe và bình an, bởi mỗi khi được múc gáo nước thơm nhẹ nhàng và chậm chậm tưới lên vai Phật, bà lại cảm thấy mọi ưu phiền, tham sân si của bản thân đều được trôi theo dòng nước.
Là một Phật tử của chùa Phật Tích thủ đô Vientiane, bà Nguyễn Thị Hòa, 68 tuổi, cũng cảm thấy rất hân hoan mỗi khi được chào đón ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Theo bà, Đại lễ không chỉ là dịp để cộng đồng gặp gỡ, giúp đỡ lẫn nhau, mà còn là dịp để mọi người tiêu đi những tham sân si và cầu cho toàn thể mọi người dân Việt Nam trên toàn thế giới luôn đoàn kết yêu thương nhau.
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568, Chùa Phật Tích thủ đô Vientiane đã phối hợp với các nhà hảo tâm trao 150 suất quà cho những người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại thủ đô Vientiane, qua đó góp phần tăng cường và củng cố tinh thần đoàn kết và gắn bó chia sẻ lẫn nhau trong cộng đồng người Việt tại Lào nói riêng và tinh thần đoàn kết hữu nghị vĩ đại giữa hai nước Việt Nam-Lào nói chung./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 08:47:00
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Liên bang Nga
-
2024-12-09 08:26:00
Ngày Lao động Việt Nam tại Nhật Bản 2024
-
2024-05-14 06:24:00
Bầu cử Mỹ 2024: Cử tri không tán thành chính sách kinh tế của Tổng thống Biden
Lần đầu tiên sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Hàn Quốc
Khai trương Không gian Việt Nam tại Hội chợ sách Buenos Aires ở Argentina
Đoàn kiều bào từ hơn 20 quốc gia về dâng hương, dự Giỗ Tổ Hùng Vương
Ngày hội văn hóa hướng về cội nguồn của những người con xa quê tại Mỹ
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2024 tại Nhật Bản
Người Việt để lại nhiều hình ảnh đẹp trong lòng người dân Đài Loan sau động đất
Động đất ở Đài Loan: Chưa ghi nhận người Việt thương vong
Đại hội thể thao của người Việt tại Singapore thu hút số người tham gia kỷ lục
Sôi nổi “Hội trại ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam” lần đầu tiên tại Thái Lan