(Baothanhhoa.vn) - Một giáo viên dạy văn có tiếng đã dịch chuyển từ một trường học chất lượng cao ở huyện Đông Sơn về một trường tư thục ở TP Thanh Hóa và giờ cô xin nghỉ dạy ở trường để tự mở lớp. Một cặp vợ chồng giáo viên dạy tiếng Anh từng có nhiều học sinh giỏi ở một trường công lập cũng bỏ nơi mình từng gắn bó nhiều năm để về nhà tự mở lớp với mức học phí khá cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ công sang tư, rồi đi đâu?

Một giáo viên dạy văn có tiếng đã dịch chuyển từ một trường học chất lượng cao ở huyện Đông Sơn về một trường tư thục ở TP Thanh Hóa và giờ cô xin nghỉ dạy ở trường để tự mở lớp. Một cặp vợ chồng giáo viên dạy tiếng Anh từng có nhiều học sinh giỏi ở một trường công lập cũng bỏ nơi mình từng gắn bó nhiều năm để về nhà tự mở lớp với mức học phí khá cao.

Từ công sang tư, rồi đi đâu?

Ảnh minh họa.

Tôi nhớ đến những giáo viên ấy khi tiếp cận thông tin mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thông tin cách đây ít ngày, rằng: Chỉ trong 9 tháng năm 2022 đã có thêm 16.000 giáo viên bỏ việc.

Con số khác, theo công bố của ngành y tế, trong 18 tháng qua có xấp xỉ 10.000 nhân viên y tế trong khu vực công xin thôi việc, bỏ việc.

Còn ở Thanh Hóa, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khóa XVIII cách đây hơn 2 tháng, Giám đốc Sở Y tế Trịnh Hữu Hùng cho biết từ năm 2020 đến giữa năm 2022 tỉnh có 206 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có những bác sĩ tay nghề cao. Còn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Thức thì cho biết ngành giáo dục Thanh Hóa thiếu 8.968 giáo viên, nhân viên so với quy định của Trung ương. Lý do của việc thiếu, một phần do giáo viên xin nghỉ việc ở khu vực công lập để dịch chuyển sang khu vực tư hoặc tự hành nghề.

Làn sóng dịch chuyển nhân lực ấy xét cho cùng không có gì bất thường bởi họ vẫn hành nghề. Điều lo lắng ở chỗ, họ đem theo kiến thức, kỹ năng của mình từ khu vực công - là khu vực có đối tượng phục vụ rất rộng rãi sang khu vực đối tượng phục vụ có chọn lọc, chủ yếu là người có thu nhập cao.

Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng, khu vực công trong lĩnh vực y tế, giáo dục được xác định là khu vực có sự tham gia của rất nhiều bệnh nhân, học sinh ở nhiều phân khúc khác nhau. Nhất là các chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước cơ bản vẫn tập trung thông qua các dịch vụ thuộc khu vực công. Các đối tượng thụ hưởng ấy sẽ phải chịu thiệt thòi rất lớn khi mà những thầy thuốc và nhà giáo này không còn phục vụ.

Ở những nước kinh tế phát triển, việc dịch chuyển nguồn nhân lực từ khu vực này sang khu vực kia là hết sức bình thường. Làn sóng nhân lực chất lượng cao rời bỏ khu vực công trong thời gian qua phần nào cũng phản ánh đúng quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp xu hướng khuyến khích xã hội hóa y tế, giáo dục, nhưng cũng đặt ra điều phải suy ngẫm để có sự kiểm soát, tránh hệ lụy không tốt cho đời sống xã hội.

Một điều đặt ra nữa đó là ở khu vực tư sự đào thải nhân lực rất khắc nghiệt. Đa phần nhân lực ở khu vực công chỉ nhìn sang khu vực tư bằng thu nhập, mà ít biết những khắt khe trong môi trường làm việc. Rời khu vực công đến khu vực tư, nhưng không trụ được, họ sẽ đi đâu? Đương nhiên không phải giáo viên nào cũng có thể tự mở lớp, bác sĩ nào cũng có khả năng quản lý phòng khám tư cả. Làn sóng dịch chuyển nhân lực hiện nay đặt ra rất nhiều điều phải tính toán cho cơ quan quản lý Nhà nước lĩnh vực y tế, giáo dục.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]