(Baothanhhoa.vn) - Được thành lập ngày 1-11-1984, trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa hiện nay có Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, 27 ban trị sự phật giáo cấp huyện, 206 vị tăng, ni và khoảng hơn 150 nghìn tín đồ, phật tử; 156 ngôi chùa có sư trụ trì ở 27 huyện, thị, thành phố.

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”

Được thành lập ngày 1-11-1984, trải qua 37 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa hiện nay có Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, 27 ban trị sự phật giáo cấp huyện, 206 vị tăng, ni và khoảng hơn 150 nghìn tín đồ, phật tử; 156 ngôi chùa có sư trụ trì ở 27 huyện, thị, thành phố.

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa đồng hành cùng Nhân dân tỉnh Thanh tiến hành công cuộc đổi mới với tinh thần hòa hợp, đoàn kết và phương châm “phụng đạo, yêu nước”, quan tâm hướng dẫn tín đồ, phật tử sinh hoạt theo đúng chính pháp, góp phần xây dựng cuộc sống lành mạnh, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, là nguồn cổ vũ cho tăng, ni, cư sĩ, phật tử tin tưởng vào chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đường hướng hành đạo của giáo hội, góp phần làm cho giáo hội ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.

Ngay sau khi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã đưa nội dung thực hiện phong trào vào chương trình phối hợp và thống nhất hành động; ban hành các văn bản hướng dẫn MTTQ các huyện, thị, thành phố phối hợp với ban trị sự phật giáo cùng cấp để triển khai sâu rộng trong hệ thống và trong Nhân dân. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh ra Thông bạch kêu gọi tăng, ni, tín đồ, phật tử trong tỉnh hưởng ứng xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”, đồng thời lựa chọn 2 chùa làm mô hình điểm là chùa Giáng, huyện Vĩnh Lộc và chùa Linh Cảnh, huyện Thọ Xuân. Đến năm 2002, cả 2 chùa đều được Ủy ban MTTQ tỉnh tặng Bằng khen công nhận đạt “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”.

Từ kết quả 2 mô hình điểm, Ủy ban MTTQ tỉnh và Ban Trị sự Phật giáo tỉnh xây dựng chương trình phối hợp, hướng dẫn MTTQ và ban trị sự phật giáo cấp huyện tổ chức cho các chùa trong tỉnh đăng ký, cam kết xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” gắn với phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa, khu dân cư tiên tiến, khu dân cư sống tốt đời, đẹp đạo.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh phổ biến, quán triệt, triển khai kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh cho hàng trăm lượt trưởng, phó ban trị sự cấp tỉnh, cấp huyện và cư sĩ, phật tử. Ban trị sự phật giáo các cấp hướng dẫn thực hiện Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, xây dựng ban hành quy chế hoạt động; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giao ban, sơ kết, tổng kết việc thực hiện bảo đảm chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo lý của Đức Phật, quy chế hoạt động và tu hành đúng chính pháp.

Giáo hội phật giáo các cấp trong tỉnh luôn tích cực vận động các tăng, ni, tín đồ, phật tử thực hiện tốt con đường “Hoằng dương chính pháp, Lợi lạc quần sinh”, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do mặt trận phát động.

Ban Trị sự Phật giáo tỉnh và các tăng, ni, phật tử chủ động tham gia góp ý dự thảo xây dựng các dự án luật, đặc biệt là dự án Luật Tín ngưỡng tôn giáo; tham dự đầy đủ các hội nghị quán triệt nghị quyết của Đảng. Với trách nhiệm và bổn phận là công dân đất nước, giáo hội phật giáo các cấp đã vận động tăng, ni, phật tử tham gia tích cực công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp; đồng thời giới thiệu tăng, ni, phật tử ứng cử tham gia đại biểu HĐND các cấp. Hiện toàn tỉnh có 17 vị tăng, ni là đại biểu HĐND các cấp; 118 vị tăng, ni, phật tử tham gia ủy ban MTTQ các cấp.

Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” MTTQ tỉnh đã phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh triển khai 5 nội dung của cuộc vận động, trọng tâm là: vận động Nhân dân triển khai thực hiện các chính sách mới về phát triển kinh tế, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tự nguyện hiến đất, góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang, sửa chữa nhà cửa; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu... góp phần xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện.

Chăm lo công tác từ thiện, an sinh xã hội cho cộng đồng là một trong những công tác phật sự trọng yếu của giáo hội. Giáo hội luôn có mặt đúng lúc và kịp thời cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào giảm nghèo, an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống dịch bệnh... Chỉ tính từ năm 2008 đến hết năm 2020, Tỉnh hội Phật giáo đã vận động, ủng hộ đạt trên 158 tỷ đồng để thăm hỏi, động viên, tặng quà các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế, đồng bào bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt; tổ chức lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ; ủng hộ quỹ khuyến học, chương trình nâng cánh ước mơ; giúp phụ nữ nghèo vượt khó; xây dựng nhà Đại đoàn kết; xây dựng các trường mầm non; duy trì mô hình “Bếp ăn tình thương”...

Trước tình hình ảnh hưởng và diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh thường xuyên phối hợp, tuyên truyền, vận động tăng, ni, phật tử và Nhân dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp trong công tác phòng, chống dịch và tích cực ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 đến nay đạt trên 2,4 tỷ đồng và hơn 200 tấn hàng hóa nhu yếu phẩm, góp phần trong công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh.

Các ban trị sự phật giáo cũng đã tích cực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc giữ gìn, xây dựng chùa cảnh, giữ gìn cảnh quan môi trường; duy trì hệ thống nghi lễ, trai lễ góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người xứ Thanh...

Với những việc làm cụ thể, thiết thực trong phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”, đồng bào Phật giáo đã góp phần phát huy truyền thống đoàn kết của Phật giáo Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chung tay vì cuộc sống cộng đồng, gắn với phụng sự đạo pháp và xây dựng giáo hội vững mạnh đúng đường hướng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, cùng với các phong trào thi đua yêu nước được tổ chức triển khai tập trung, thống nhất, tạo thành phong trào thi đua rộng rãi, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh; xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân và nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam. Đến nay, đã có 73 chùa được công nhận là chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu, được Ủy ban MTTQ tỉnh tặng Bằng khen; 108 lượt tập thể, cá nhân tiêu biểu được Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tặng Bằng khen.

Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Gắn phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”

Để phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” tiếp tục lan tỏa sâu rộng, ngày càng có nhiều nhân tố mới, điển hình tiên tiến mới nở rộ trong vườn hoa muôn sắc xuân của khối đại đoàn kết toàn dân, trong thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục triển khai sâu rộng trong đồng bào Phật giáo 5 nội dung tinh tiến phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” gắn với 5 nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời, phối hợp tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Tiếp tục phối hợp tuyên truyền, quán triệt, phổ biến đến các vị tăng, ni, tín đồ, phật tử thực hiện tốt Luật Tín ngưỡng tôn giáo; các chương trình hành động của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện nghị quyết đại hội đảng và nghị quyết đại hội MTTQ các cấp. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Tích cực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu; kết hợp hài hòa giữa tu hành với lao động, sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho tăng, ni và tín đồ, phật tử.

Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể Nhân dân. Vận động tăng, ni, tín đồ, phật tử tiếp tục tham gia hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và các ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở khu dân cư. Bên cạnh đó, chỉ đạo ủy ban MTTQ các cấp đưa nội dung thực hiện vận động, tập hợp, đoàn kết tôn giáo nói chung, phật giáo nói riêng vào chương trình phối hợp và thống nhất hành động hàng năm; xây dựng, phát huy, nhân rộng các mô hình thu hút sự tham gia ủng hộ của đoàn viên, hội viên, tăng, ni, tín đồ, phật tử đối với các phong trào chung tại cộng đồng dân cư.

Ni sư Thích nữ Đàm Thành, Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa: Tích cực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”

Để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh luôn quán triệt đến ban trị sự cấp huyện, các chùa, các cơ sở thờ tự về ý thức bảo vệ các di tích cũng như cảnh quan môi trường của Phật giáo. Trong quá trình trùng tu, tôn tạo các hạng mục, công trình kiến trúc Phật giáo, các chùa đều ý thức giữ nguyên nét cổ văn hóa vật thể xưa. Đồng thời, tăng, ni, trụ trì các chùa đã phối hợp với ban quản lý di tích ở địa phương duy trì truyền thống nghi lễ, trai lễ nền nếp, kết hợp với chính quyền, ngành văn hóa tổ chức và phục hồi các lễ hội truyền thống hàng năm tại các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh. Tiêu biểu như: Lễ hội Tế thánh Lý Thường Kiệt - chùa Sùng Nghiêm (huyện Hậu Lộc); Lễ hội Cỗ oản Kỳ phúc - chùa Khải Minh (TP Sầm Sơn); Lễ hội chùa Thông (huyện Vĩnh Lộc); Lễ hội chùa Hàn Sơn, chùa Kim Quy (huyện Nga Sơn); Lễ hội chùa Chặng (huyện Cẩm Thủy); Lễ hội chùa Đót Tiên (thị xã Nghi Sơn)... Đồng thời, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đã sưu tầm và lưu giữ các tài liệu quý như: bộ Đại Tạng kinh tiếng Việt, Những điều căn bản dành cho người mới xuất gia, Nghi thức tụng giới để tặng cho các chùa có tài liệu học tập và nghiên cứu; in ấn, phát hành các bộ sách: “Kỷ yếu Tọa đàm kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa và Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2008 tại Thanh Hóa”, “Kỷ yếu Tọa đàm kỷ niệm 15 năm ngày mất cố đại lão Hòa thượng Thích Thanh Cầm”...

Những năm gần đây, ban trị sự phật giáo các cấp đã tổ chức giảng giáo lý cho phật tử trong 3 tháng An cư, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Phật pháp trong dịp Đại lễ Phật đản, tổ chức lớp học giáo lý và cuộc thi giáo lý cho cư sĩ, phật tử, tổ chức khóa tu phật giáo với tuổi trẻ, khóa tu tại các chùa vào dịp hè cho các em học sinh... Để thu hút giới thanh, thiếu niên phật tử tu tập đúng chính pháp và tạo sân chơi lành mạnh cho các em, năm 2008, Thường trực Ban Trị sự thành lập thí điểm Câu lạc bộ Thanh thiếu niên phật tử chùa Thanh Hà, đến nay đã nhân rộng lên 35 câu lạc bộ trực thuộc các chùa trong tỉnh, trợ giúp các hoạt động từ thiện nhân đạo, văn hóa văn nghệ, công tác trang trí khánh tiết tại các đại lễ của Tỉnh hội cũng như tại các chùa. Thông qua các hoạt động của câu lạc bộ đã khơi dậy niềm tin, hiểu biết của phật tử với chính pháp, vận dụng lời dạy của Đức Phật vào thực tiễn cuộc sống, góp phần giữ gìn đạo đức truyền thống của dân tộc và hạn chế mê tín dị đoan trong tín đồ phật tử.

Đại đức Thích Tâm Định, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa: Tuyên truyền, vận động tăng, ni, phật tử tích cực tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”

Thấm nhuần tư tưởng từ bi cứu khổ của Đức Phật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tăng, ni, phật tử Thanh Hóa luôn thể hiện tấm lòng từ tâm của người con Phật, mọi lúc, mọi nơi đều hăng hái cùng các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng các hoạt động từ thiện, nhân đạo do MTTQ phát động như: phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Quỹ vì người nghèo, Quỹ cứu trợ, Quỹ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các hoạt động nhân đạo từ thiện khác. Chỉ tính riêng năm 2020, ban trị sự các cấp đã duy trì các hoạt động từ thiện, nhân đạo, như: thăm hỏi, động viên tặng quà các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người yếu thế vào dịp tết cổ truyền và ngày lễ trọng; thăm, hỗ trợ đồng bào trong và ngoài tỉnh chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt; ủng hộ quỹ khuyến học, chương trình nâng cánh ước mơ của học sinh địa phương; xây dựng nhà Đại đoàn kết và tham gia hiến máu nhân đạo, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, ngày vì người nghèo, xóa nhà ở dột nát... với tổng kinh phí 27,3 tỷ đồng.

Trong đại dịch COVID-19, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19, các tăng, ni, phật tử đã ủng hộ trên 2,2 tỷ đồng (trong đó, năm 2020 là 638 triệu đồng; năm 2021 ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên 1,2 tỷ đồng, ủng hộ nấu các suất ăn hướng tới miền Nam hơn 450 triệu đồng). Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phát động Tuần lễ “Hướng về thành phố mang tên Bác”, ban trị sự phật giáo các cấp, các chùa trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng, vận động Nhân dân, tín đồ, phật tử ủng hộ trên 200 tấn hàng hóa để chia sẻ cùng Nhân dân TP Hồ Chí Minh sớm vượt qua đại dịch và đã có 9 tăng, ni thuộc Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tình nguyện dấn thân phục vụ tuyến đầu chống dịch tại TP Hồ Chí Minh. Sự tham gia, đồng hành của đông đảo tăng, ni, phật tử trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, hiến chương của giáo hội, nội quy, quy chế hoạt động cụ thể thiết thực với mong muốn xây dựng cuộc sống tốt đẹp, yêu thương, trong tinh thần từ bi trí tuệ của Đức Phật.

Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh: Vận động tăng, ni, tín đồ, phật tử và Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động

Tiếp tục lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu”

Hưởng ứng phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Tâm sáng hướng thiện”, thời gian qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Lang Chánh kết hợp với các ban, ngành chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước tới các tăng, ni, tín đồ, phật tử để nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa, đấu tranh bảo vệ an toàn tài sản. Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các tăng, ni, trụ trì trong huyện thông qua các bài thuyết pháp còn lồng ghép giáo dục cho tín đồ, phật tử tự giác chấp hành, làm tốt công tác quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội; đồng thời vận động các tăng, ni, phật tử tích cực tham gia phong trào giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện tốt các tiêu chuẩn của phong trào “Xây dựng chùa cảnh tinh tiến”, tích cực tham gia xây dựng xóm, làng văn hóa, ủng hộ, đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới, các hoạt động an sinh xã hội, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Để phong trào ngày càng phát triển, trong thời gian tới, huyện Lang Chánh tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành chức năng phối hợp với Giáo hội Phật giáo huyện vận động đồng bào phật giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng “công dân kiểu mẫu”, “Gia đình kiểu mẫu”, “Gia đình văn hóa”; thực hiện tốt phong trào khuyến học, khuyến tài; tham gia các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh COVID-19; hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo trong xây dựng quê hương, đất nước. Tích cực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tôn giáo dân tộc trong việc giữ gìn, xây dựng chùa cảnh, duy trì hệ thống nghi lễ, trai lễ làm tốt phong trào sinh vật cảnh, giữ gìn cảnh quan môi trường “xanh, sạch, đẹp”. Kết hợp hài hòa giữa tu hành với lao động sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho tăng, ni và tín đồ, phật tử.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]