(Baothanhhoa.vn) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa có 113.000 lượt bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, cán bộ dân, chính, Đảng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong vùng bị Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin, trong đó có trên 22.850 người bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) (cả đối tượng trực tiếp và gián tiếp).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục chung tay chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa có 113.000 lượt bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, cán bộ dân, chính, Đảng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong vùng bị Mỹ sử dụng chất độc da cam/dioxin, trong đó có trên 22.850 người bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) (cả đối tượng trực tiếp và gián tiếp).

Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho nạn nhân da cam trong tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh ta luôn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người bị nhiễm CĐHH. Đặc biệt, thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về công tác giải quyết các chế độ, chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH và con cháu của họ bị nhiễm CĐHH được nâng lên.

Để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 43, Tỉnh ủy đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, đồng thời yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành liên quan và địa phương tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng đối với nạn nhân da cam (NNDC)/dioxin và người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm CĐHH. Đặc biệt, ngành lao động - thương binh và xã hội đã tổ chức tốt việc tư vấn, hướng dẫn những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH đi giám định bệnh tật; đồng thời rà soát, giải quyết cho gần 2.240 trường hợp người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng. Hiện nay, hàng tháng, tỉnh đang chi trả trợ cấp ưu đãi cho 14.572 trường hợp bị hậu quả CĐHH. Nhân kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10-8-1961 – 10-8-2016), UBND tỉnh đã phát động ủng hộ quỹ NNDC và toàn tỉnh đã thu được trên 5,6 tỷ đồng. Số quỹ này đã được các cấp hội giúp đỡ, làm được gần 80 căn nhà tình nghĩa và hỗ trợ các hộ NNDC phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng khu chăm sóc NNDC tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và hiện nay đang có trên 80 NNDC có hoàn cảnh khó khăn được điều trị và chăm sóc tại đây.

Bên cạnh đó, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin tỉnh còn phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng, củng cố, thành lập tổ chức hội cơ sở. Đến tháng 6-2018, toàn tỉnh có 495/635 xã, phường, thị trấn có từ 10 NNDC trở lên có tổ chức hội; 26/27 huyện, thị xã, thành phố thành lập được tổ chức hội (huyện Mường Lát có 7 NNDC nên không thành lập hội), với tổng số hội viên là 19.282 người, trong đó 12.963 hội viên là NNDC, còn lại hội viên là tình nguyện viên và hội viên danh dự. Cùng với việc xây dựng, thành lập tổ chức hội, các chế độ, chính sách đối với cán bộ hội được quan tâm. Đến nay đã có 4 huyện, thành hội là: Thiệu Hóa, Tĩnh Gia, Thọ Xuân và TP Thanh Hóa 100% cán bộ hội được hưởng chế độ thù lao theo quyết định của Chính phủ. Ngoài ra, các cấp hội cũng đã tích cực kêu gọi, vận động xây dựng quỹ hội để có nguồn kinh phí cho các hoạt động và thăm hỏi hội viên khi gặp hoạn nạn, ốm đau. Một số tổ chức hội như: TP Thanh Hóa và các huyện: Tĩnh Gia, Thường Xuân, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy... đã xây dựng được nguồn quỹ hội từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng. Trong đó, tại huyện Cẩm Thủy, từ năm 2013 đến 2018, Hội NNCĐDC/dioxin huyện đã tham mưu, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, các nhà hảo tâm huy động các nguồn lực và đã xây dựng quỹ hội được gần 600 triệu đồng. Từ nguồn quỹ này, các cấp hội đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 555 lượt hội viên với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng; hỗ trợ xe lăn cho 6 trường hợp... Qua đó đã kịp thời giúp đỡ nhiều NNDC vươn lên trong cuộc sống.

Cùng với việc làm trên, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh còn phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo MTTQ các cấp và các thành viên đẩy mạnh phong trào “Hành động vì NNCĐDC”, đồng thời trích từ nguồn Quỹ “Vì người nghèo” xây dựng được hàng chục căn nhà tình nghĩa cho NNDC thuộc diện hộ nghèo, với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng... Ngoài ra, các cấp hội cũng đã tích cực kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tích cực đóng góp, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa; thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho NNDC. Từ năm 2015 đến nay đã có hàng chục gia đình NNDC thuộc diện hộ nghèo được xây dựng nhà tình nghĩa với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng; 12.000 lượt NNDC được thăm hỏi, tặng quà; 4.000 lượt NNDC được khám bệnh và cấp thuốc miễn phí với tổng trị giá gần 3 tỷ đồng.

Có thể khẳng định, với sự quan tâm và bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả của các cấp ủy đảng, chính quyền; các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở và các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc chung tay giải quyết các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NNDC, người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH còn tồn đọng đã phần nào xoa dịu nỗi đau, giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật, vươn lên ổn định cuộc sống.


Bài và ảnh: Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]