(Baothanhhoa.vn) - Nhiều hộ chăn nuôi đang ồ ạt tăng đàn mà ít để ý đến những nguy cơ có thể xảy ra với vật nuôi. Chúng ta đã có nhiều bài học từ sự “tăng trưởng nóng” trong nông nghiệp, trong đó nhân đàn gia súc, gia cầm thiếu tính toán khiến nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tâm lý và dịch bệnh

Nhiều hộ chăn nuôi đang ồ ạt tăng đàn mà ít để ý đến những nguy cơ có thể xảy ra với vật nuôi. Chúng ta đã có nhiều bài học từ sự “tăng trưởng nóng” trong nông nghiệp, trong đó nhân đàn gia súc, gia cầm thiếu tính toán khiến nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng.

Tâm lý và dịch bệnh

Ảnh minh họa

Chăn nuôi an toàn, ăn chắc, để vừa kiểm soát được chất lượng thực phẩm vừa đảm bảo ổn định đầu ra, lại chủ động ứng phó dịch bệnh là điều đã được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đề cập, khuyến cáo.

Nhưng dường như điều đó lại chưa trở thành thói quen của hộ chăn nuôi. Họ thường nhìn nhận thị trường một cách ngắn hạn, ít có biện pháp bảo vệ tài sản của mình, trong đó thường bị động và ứng xử cực đoan khi có dịch bệnh.

Trước nhu cầu thịt lợn tăng cao gần đây, nhiều hộ chăn nuôi đã ồ ạt tái đàn và hệ quả là thịt lợn đang có xu hướng giảm nhanh. Điều đó đương nhiên gây thất thiệt cho người chăn nuôi bởi việc đầu tư con giống của họ diễn ra ở thời điểm giá mua còn rất cao. “Bệnh dịch tâm lý” này đã xảy ra nhiều lần nhưng rất ít nông hộ rút ra được bài học kinh nghiệm.

Giá cả tụt dốc là đáng lo với hộ chăn nuôi, nhưng lo lắng lớn hơn vào thời điểm này chính là nguy cơ dịch bệnh. Dù chúng ta đã đẩy lùi được dịch tả lợn châu Phi, nhưng thời điểm giao mùa giữa mùa thu và mùa đông, rồi sang xuân thường là thời điểm bùng phát mạnh của nhiều bệnh dịch khác trên gia súc, gia cầm.

Đây cũng là thời điểm dễ bùng phát dịch bệnh trên người như đậu mùa, các bệnh đường hô hấp... Nếu không kiểm soát tốt thì dễ dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. Đó là còn chưa kể dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Để kiểm soát tốt nguồn bệnh, không để xảy ra dịch, người dân cần sớm từ bỏ tâm lý bị động chạy theo thị trường.

Cơ quan chức năng và các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trên gia súc, gia cầm một cách hết sức cụ thể về nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hóa chất. Đặc biệt, các địa phương cần chủ động kịch bản ứng phó khi dịch bệnh xảy ra, nhất là ngăn chặn dịch xâm nhập từ bên ngoài.

Cùng với đó là coi trọng việc tổ chức giám sát ngay từ cơ sở tới từng hộ chăn nuôi. Rà soát, triển khai công tác tiêm phòng vắc - xin, trong đó ưu tiên tiêm phòng các bệnh thường xảy ra như lở mồm long móng, tai xanh... Với cúm gia cầm, ngoài tiêm phòng vắc - xin, cần giám sát sự biến đổi của vi - rút bởi thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều chủng vi - rút cúm mới xâm nhập vào nước ta.

Cùng với đó, người chăn nuôi cần tuân thủ các quy định thú y, chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, không vì tiếc của mà giấu dịch. Giữa tâm lý chăn nuôi và sự ứng phó với dịch bệnh của nhiều nông hộ thường có sự mâu thuẫn. Người chăn nuôi không nên vì lý do kinh tế mà đầu tư ồ ạt, không an toàn.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]