(Baothanhhoa.vn) - Dọc theo các tuyến phố của TP Thanh Hóa và các địa phương lân cận, không khó để bắt gặp những người làm nghề xe ôm chờ khách ở góc đường, những người bán hàng rong, người bốc vác thuê, đánh giầy và bán giây, dép dạo; những người bán bánh mì, bán đồ tạp hóa, quần áo ở ven đường hay những người làm giúp việc gia đình... Họ chính là những lao động tự do. Do công việc tự tìm kiếm và tự thỏa thuận về tiền công, không có hợp đồng với chủ nên hầu hết những người lao động này có thể không được bảo  đảm quyền lợi; không được trang bị kiến thức và kỹ năng để bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng cho bản thân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhọc nhằn lao động tự do

Dọc theo các tuyến phố của TP Thanh Hóa và các địa phương lân cận, không khó để bắt gặp những người làm nghề xe ôm chờ khách ở góc đường, những người bán hàng rong, người bốc vác thuê, đánh giầy và bán giây, dép dạo; những người bán bánh mì, bán đồ tạp hóa, quần áo ở ven đường hay những người làm giúp việc gia đình... Họ chính là những lao động tự do. Do công việc tự tìm kiếm và tự thỏa thuận về tiền công, không có hợp đồng với chủ nên hầu hết những người lao động này có thể không được bảo đảm quyền lợi; không được trang bị kiến thức và kỹ năng để bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng cho bản thân.

Nhọc nhằn lao động tự do

Người lao động tự do phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động.

Tại một căn nhà 3 tầng đang xây dựng ở phường Đông Vệ có 4 thợ sơn đứng chênh vênh trên các giàn giáo hì hục chà các bức tường làm bụi bay mù mịt. Trang phục của các thợ sơn là những bộ quần áo cũ kỹ, lấm lem sơn nước, mang một chiếc khẩu trang mỏng, không có kính bảo vệ mắt. Làm nghề sơn, công việc quanh năm nên thu nhập cũng tương đối ổn định. Tính bình quân 1 tháng, người thợ sơn thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng, những tháng nhiều việc, thu nhập có thể được 8 đến 10 triệu đồng. Anh Hoàng Văn Nam, 47 tuổi ở xã Quảng Phú, TP Thanh Hóa làm nghề này đã được 15 năm, từ khi đi làm đến nay, anh chưa từng ký bất kỳ một hợp đồng lao động nào, làm ngày nào thì được trả công ngày đó, còn ăn uống, trang phục bảo hộ lao động tự lo. Mặc dù trong quá trình làm việc đã mang khẩu trang nhưng theo quan sát của chúng tôi, bụi vẫn phủ trắng xóa khắp mặt, mắt mũi của mỗi người thợ sơn. Anh Nam và những người thợ làm cùng đều biết làm nghề này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và khá nguy hiểm. Nhưng, do không có bằng cấp, nghề nghiệp nên họ đành phải chọn nghề này làm kế sinh nhai, cố gắng làm để có tiền lo cho gia đình. Trong quá trình làm việc, họ thường quan tâm nhắc nhở, động viên nhau phải cẩn thận, xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng trước khi leo lên cao để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra...

Nghề thợ xây cũng được xem là nghề nặng nhọc, nguy hiểm. Khi được tận mắt chứng kiến hình ảnh những người thợ xây đứng chênh vênh trên tấm ván bắc dọc theo giàn giáo, trên người không có một phương tiện bảo hộ lao động nào, bên dưới thì ngổn ngang gạch ngói, cát sỏi, ai cũng thấy sợ. Khi được hỏi về nguy cơ tai nạn lao động, anh Nguyễn Văn Lâm ở phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa), chia sẻ: Cách đây không lâu, một người bạn nghề của anh trượt chân ngã giàn giáo, bị gãy chân phải vào viện bó bột và phải ở nhà mất mấy tháng không thể đi làm được... Vẫn biết làm thợ xây tự do nhiều nguy hiểm, nhưng chỉ là người làm thuê, không có điều kiện mua sắm các phương tiện bảo hộ. Nếu không may bị ngã rất dễ bị chấn thương nặng, thậm chí nguy hiểm đến mạng sống nhưng vì không được đóng bảo hiểm, nên những người làm nghề này phần lớn đều không có chế độ gì. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thợ xây phụ được trả công từ 200.000 đến 220.000 đồng/người/ngày, còn đối với thợ chính được trả từ 280.000 đến 320.000 đồng/người/ngày. Tuy nhiên, trời mưa công việc không nhiều, chỉ làm được một số công việc lặt vặt hoặc làm các phần bên trong nếu công trình đã cơ bản hoàn thành phần thô. Ngày công tuy cao, nhưng thu nhập của người thợ xây không ổn định; có lúc cả tuần, đến nửa tháng, họ không có việc làm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có số liệu thống kê đầy đủ về lực lượng lao động tự do, nhưng chắc chắn số lượng không nhỏ. Trước vô vàn những khó khăn mà người lao động tự do đang gặp phải, Nhà nước đã ban hành chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế. Qua đó, giúp người lao động tự do có thu nhập thấp, không ổn định có cơ hội được chăm sóc sức khỏe, được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất khi về già, nhưng số lao động tự do tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện này còn rất ít. Phần lớn do trình độ, nhận thức của họ còn nhiều hạn chế nên chưa thấy được lợi ích của việc tham gia các loại hình bảo hiểm. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế của những người lao động còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp, công việc không ổn định trong khi thời gian tham gia đóng bảo hiểm quá dài. Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện để đề phòng ốm đau, lúc rủi ro và bảo đảm cuộc sống khi về già, nhiều lao động đều tỏ ra không mặn mà. Do vậy, khi có sự cố tai nạn lao động xảy ra, không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm cho những người lao động tự do vì họ không có hợp đồng, không nộp bảo hiểm. Chính điều đó đã vô tình tiếp tay cho người sử dụng lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động, cũng như sử dụng các trang thiết bị lao động thiếu an toàn.

Bài và ảnh: Minh Hà


Bài Và Ảnh: Minh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]