(Baothanhhoa.vn) - Huyện Nga Sơn được biết đến với nhiều nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Do đó địa phương xác định, phát triển làng nghề truyền thống là phát huy nội lực của Nhân dân, tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa.

Huyện Nga Sơn chú trọng duy trì và phát triển nghề truyền thống

Huyện Nga Sơn được biết đến với nhiều nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Do đó địa phương xác định, phát triển làng nghề truyền thống là phát huy nội lực của Nhân dân, tạo việc làm tại chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa.

Huyện Nga Sơn chú trọng duy trì và phát triển nghề truyền thốngĐa dạng hóa và nâng tầm sản phẩm truyền thống giúp Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang (thị trấn Nga Sơn) khẳng định vị trí trên thị trường.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nga Sơn có 4 nghề truyền thống chính gồm nghề dệt chiếu cói, nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ và nấu rượu; với 23 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận (20 làng nghề dệt chiếu cói, 1 làng nghề mây tre đan, 2 làng nghề nấu rượu). Sản phẩm truyền thống ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bao bì. Thị trường tiêu thụ được mở rộng, góp phần đưa các sản phẩm truyền thống của địa phương đến nhiều vùng miền trong cả nước.

Tuy nhiên, tìm đầu ra cho các sản phẩm vẫn là vấn đề khó với nhiều làng nghề hiện nay. Bởi lẽ, sản phẩm của làng nghề truyền thống có giá thành cao, mẫu mã chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây là một thực tế khiến các sản phẩm truyền thống ở Nga Sơn chưa thể đến nhiều với những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: Anh, Mỹ, Pháp và Đức. Nhất là với những đơn hàng yêu cầu lớn về số lượng, chủng loại và đòi hỏi nghiêm ngặt về thời gian giao hàng. Mặt khác, việc áp dụng công nghệ vào sản xuất là 1 đòi hỏi tất yếu, nhưng các làng nghề, các sản phẩm nghề truyền thống lại phải bảo đảm tính nguyên tắc, tính độc đáo, độ tinh xảo. Đây là một trong những đòi hỏi cấp thiết đối với hầu hết các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Nga Sơn.

Nghệ nhân Ưu tú Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang (thị trấn Nga Sơn), cho biết: “Trong bối cảnh hiện nay, giữ được nghề truyền thống đã khó, việc mở rộng phát triển còn khó khăn hơn. Do đó, để có thể duy trì và phát triển nghề cói, đáp ứng nhu cầu thị trường, công ty đã sớm đưa ra chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm từ cói. Từ cách làm truyền thống với cây cói đơn thuần, chúng tôi đã nghiên cứu kết hợp cói với các nguyên liệu khác như: cọng bèo khô, rơm khô, bẹ ngô khô... để tạo màu tự nhiên cho các sản phẩm. Nhờ vậy, các sản phẩm được trang trí hoa văn bắt mắt, tăng tính thẩm mỹ và sức sống mới cho đồ thủ công”.

Cũng theo bà Trần Thị Việt, từ hướng mở thị trường trong nước, công ty nhận thấy thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam, công ty đã tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, sản phẩm của Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang đã xuất khẩu ổn định sang 17 nước trên thế giới. Cũng theo các đơn đặt hàng này, ngoài chiếu cói Nga Sơn, một loạt sản phẩm mẫu mã mới gắn với cây cói, hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác đã được xuất khẩu.

Thực tế cho thấy, vấn đề quyết định trong sự hồi sinh của mỗi sản phẩm truyền thống, làng nghề truyền thống là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường, để có những thay đổi, đáp ứng đòi hỏi của thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang, một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện như: Công ty TNHH Ngân Khương (xóm 5, xã Nga Thanh), Công ty CP Sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh (xóm 8, xã Nga An)... cũng đã chủ động tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để tìm bạn hàng, tìm hiểu nhu cầu để thay đổi sản phẩm cho phù hợp. Riêng Công ty CP Sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh đã ký hợp đồng thành công xuất khẩu một số sản phẩm từ cói trực tiếp sang Nhật Bản, không thông qua trung gian.

Tiếp sức cho làng nghề, nghề truyền thống phát triển, trong những năm qua, huyện Nga Sơn đã xây dựng các khu, cụm công nghiệp làng nghề để giúp các hộ có mặt bằng mở rộng sản xuất. Đến nay, huyện đã xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã, với tổng diện tích trên 60 ha.

Giai đoạn 2021-2025, việc phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống tiếp tục được huyện Nga Sơn đặc biệt quan tâm. Trong đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề, nghề truyền thống; mở rộng quy mô, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất... Phấn đấu đến năm 2025, mỗi xã có ít nhất một làng nghề; giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho trên 15.000 lao động.

Bài và ảnh: Hoài Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]