(Baothanhhoa.vn) - Trước năm 2014, gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn, thị trấn Vân Du (Thạch Thành) thuộc diện hộ nghèo của xã. Đến năm 2015, gia đình ông nằm trong diện được ưu tiên vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững khu vực miền núi

Trước năm 2014, gia đình ông Nguyễn Hữu Sơn, thị trấn Vân Du (Thạch Thành) thuộc diện hộ nghèo của xã. Đến năm 2015, gia đình ông nằm trong diện được ưu tiên vay vốn từ quỹ hỗ trợ nông dân để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững khu vực miền núiBản Lát, xã Tam Chung (Mường Lát) trong ngày đón nhận quyết định bản đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ nguồn vốn vay, ông Sơn xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, kết hợp trồng rừng. Trong đó, đầu tư mua 2 con bò, 4 con lợn và trồng 1 ha cây keo lai. Với tính chịu thương, chịu khó và được cán bộ nông nghiệp xã hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... đến nay, gia đình ông Sơn đã mở rộng quy mô trang trại lên gần 10 ha, gồm: 1.000 gốc mít Thái, 900 cây bưởi, 3 ha dứa gai, 5 ha cây lâm nghiệp, 20 con bò, thu nhập bình quân 250 - 300 triệu đồng/năm.

Với gia đình chị Lê Thị Miến, xã Cát Vân (Như Xuân) được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện theo diện hộ nghèo để phát triển kinh tế từ năm 2004. Bước khởi đầu, chị Miến xây dựng trang trại tổng hợp để chăn nuôi bò, lợn, gà kết hợp trồng keo, sắn, mía... Từ những đồng vốn vay ban đầu, đến nay, gia đình chị Miến đã có hàng chục con trâu, bò, lợn, 5 ha keo, 1 ha mía, thu nhập mỗi năm khoảng 200 triệu đồng.

Để tập trung nguồn lực cho công tác giảm nghèo, ngoài các nguồn từ ngân sách Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa còn huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện việc hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo... Theo đó, tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ, giúp đỡ các xã miền núi có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đồng thời lồng ghép một số chương trình, dự án giảm nghèo, trong đó tập trung vào 4 chính sách lớn, như: hỗ trợ sản xuất; tạo việc làm, tăng thu nhập; hỗ trợ phát triển dạy nghề nâng cao dân trí; đào tạo cán bộ; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng...

Cùng với triển khai Nghị quyết 30a, tỉnh Thanh Hóa đã huy động nhiều nguồn lực khác nhau nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững khu vực miền núi. Theo thống kê, giai đoạn 2016-2020, từ nguồn vốn Trung ương phân bổ, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện 1.234 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, 247 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, khoán chăm sóc, bảo vệ 917.937 ha rừng tại các huyện nghèo... Có trên 70.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được thụ hưởng các dự án, mô hình kinh tế... từ đó đã giúp cho trên 17.500 hộ thoát nghèo.

Giai đoạn 2016–2020, tốc độ giảm nghèo của 11 huyện miền núi mỗi năm giảm 4,02%, có 1/7 huyện thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (huyện Như Xuân); có 5 xã và 30 thôn, bản đặc biệt khó khăn khu vực 11 huyện miền núi hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020; có 72 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn...

Đến nay, 100% số xã miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 92% các thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm; 91% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% các xã thuộc khu vực miền núi có điện lưới quốc gia; 100% trạm y tế xã được hỗ trợ trang thiết bị y tế; 88,6% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 51% xã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục...

Từ những chính sách thiết thực, hiệu quả trong công tác giảm nghèo, góp phần tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn xã hội; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường vươn lên của người nghèo để vươn lên thoát nghèo.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]