(Baothanhhoa.vn) - Nhà chị Nguyễn Thị H. ở phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa có 2 con nhỏ, một học lớp 4, một đang học mầm non. Đợt bùng phát dịch thứ 4 với diễn biến phức tạp, các cháu đều phải nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch COVID-19. Trong những ngày con được nghỉ học dài ngày, với những gia đình có ông bà ở cùng, ở gần hay có người giúp việc, có lẽ cuộc sống ít bị xáo trộn. Tuy nhiên, với những cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ, sống xa ông bà như nhà chị H. thì việc xoay xở để có thể vừa hoàn thành công việc ở cơ quan, vừa bố trí thời gian trông con là cả một vấn đề. Chồng chị vì đặc thù công việc nên vẫn đi làm hằng ngày, thậm chí là trực qua đêm. Do vậy, trong những ngày đi làm ở cơ quan, chị H. phải để hai đứa trẻ ở nhà.

Giữ an toàn cho trẻ em khi ở nhà

Nhà chị Nguyễn Thị H. ở phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa có 2 con nhỏ, một học lớp 4, một đang học mầm non. Đợt bùng phát dịch thứ 4 với diễn biến phức tạp, các cháu đều phải nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch COVID-19. Trong những ngày con được nghỉ học dài ngày, với những gia đình có ông bà ở cùng, ở gần hay có người giúp việc, có lẽ cuộc sống ít bị xáo trộn. Tuy nhiên, với những cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ, sống xa ông bà như nhà chị H. thì việc xoay xở để có thể vừa hoàn thành công việc ở cơ quan, vừa bố trí thời gian trông con là cả một vấn đề. Chồng chị vì đặc thù công việc nên vẫn đi làm hằng ngày, thậm chí là trực qua đêm. Do vậy, trong những ngày đi làm ở cơ quan, chị H. phải để hai đứa trẻ ở nhà.

Giữ an toàn cho trẻ em khi ở nhàĐể phòng tránh tai nạn thương tích, phụ huynh hãy luôn để mắt đến trẻ và những vật dụng trong nhà (ảnh minh họa).

Mới đây, trong những ngày TP Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chị H. đọc báo thấy tin tức một cháu trai 10 tuổi ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) không may bị điện giật tử vong khi đang sử dụng máy tính tại nhà để học online. Thông tin cho biết, trong quá trình dùng máy tính, do trục trặc, nên cháu bé đã dùng một vật bằng kim loại chọc vào một đầu của sợi dây sạc nên bị điện giật... Thời điểm xảy ra sự việc, chỉ có cháu và em gái 8 tuổi ở nhà.

Từ hôm nghe thông tin trên, chị H. rất lo lắng nên sắp xếp lại đồ đạc trong nhà gọn gàng, căn dặn con những đồ điện không được chạm tay vào. Nhưng các con chị vốn hiếu động, tò mò, nên mỗi lần ra ngoài đi làm để các con ở nhà một mình là chị lại không yên tâm, trong đầu chị lại canh cánh nỗi lo sợ điện giật, nước sôi, sợ ngã cầu thang, sợ cạnh bàn, ghế, sợ bếp ga, dao, kéo, sợ người lạ gọi cửa...

Tâm trạng của chị H. cũng là tâm trạng thường gặp của nhiều phụ huynh có con nhỏ trước những mối nguy hại về tai nạn thương tích (TNTT) mà trẻ em dễ gặp phải. Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích, trong đó nhóm 15 - 19 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất - 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5 - 14 tuổi chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0 - 4 chiếm 19,5%. Tùy từng lứa tuổi mà trẻ có thể gặp các nguyên nhân TNTT khác nhau.

Tại Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình - thẩm mỹ - bỏng, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thường xuyên tiếp nhận các trẻ em bị TNTT do bỏng, hóc, nghẹn dị vật, bị súc vật cắn, bị vật sắc nhọn cắt, đâm, bị té ngã... Trong số các trường hợp bị TNTT, nhiều trẻ bị tai nạn ngay tại nhà. Nguyên nhân là do sự bất cẩn của người lớn hoặc do trẻ thiếu các kỹ năng phòng tránh nguy cơ xảy ra khi không có sự giám sát, quản lý của người lớn. Đơn cử như, tháng 4-2021, Bé Nguyễn T.V., lúc đó mới 9 tháng tuổi, ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa bị bỏng ở phần ngực, vai, cánh tay phải và mặt... phải đưa đến cấp cứu. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do phích nước sôi đặt ở góc nhà. Khi mẹ bé đang loay hoay dọn dẹp nhà cửa, thì bé V. đã bò lại gần, lấy tay kéo phích nước làm cho nước sôi đổ trên nền nhà, khiến bé bị bỏng nặng.

Bác sĩ Lưu Đức Thọ, Trưởng Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – thẩm mỹ - bỏng, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: Phần lớn các vụ TNTT xảy ra đối với trẻ em đều do người lớn chủ quan, lơ là trong quá trình chăm sóc trẻ, chưa quan tâm sâu sát đến trẻ trước những nguy cơ có thể gây tai nạn trong môi trường sống của gia đình. Vì vậy, để phòng, chống TNTT cho trẻ phải bắt đầu từ mỗi gia đình, từ việc điều chỉnh hành vi của người lớn, sắp xếp các vật dụng trong nhà, lường trước được những nguy cơ có thể xảy ra với trẻ trong các trường hợp, tình huống khác nhau để chủ động ngăn chặn.

Đối với các gia đình có trẻ nhỏ cần tối giản không gian sống, tránh sử dụng các đồ đạc có dạng sắc, nhọn mức sát thương cao; các vật dụng điện, đun nấu, hóa chất, thuốc... phải đặt ở vị trí xa tầm tay trẻ; cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can; không để trẻ chơi một mình xung quanh những vật dụng, đồ chơi có kích thước nhỏ; không để thùng nước trong nhà, giếng, bể nước phải có nắp đậy... Người lớn cần dạy cho trẻ các kỹ năng sống cần thiết từ khi còn nhỏ, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ mình, tránh xa những ổ điện, cánh quạt, vật nóng, súc vật nguy hiểm... Còn đối với trẻ độ tuổi lớn hơn, nên chủ động dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để ở nhà một mình khi không có sự giám sát, quản lý của người lớn như: dạy cho trẻ kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp có hỏa hoạn; kỹ năng sơ cứu khi bị thương nhẹ; dặn các bé giữ khoảng cách an toàn với người lạ, tuyệt đối không mở cửa cho người khác khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ; dạy trẻ cách kêu cứu, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có thể tin tưởng khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

Trong trường hợp bất khả kháng phải để con ở nhà một mình, cha mẹ cần cân nhắc kỹ tình huống và độ tuổi của trẻ, xem trẻ đã đủ lớn, đủ nhận biết để có thể tự chăm sóc bản thân khi ở nhà một mình. Theo khuyến cáo của một số tổ chức quốc tế về bảo vệ trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc tuyệt đối không được để trẻ dưới 5 tuổi ở nhà một mình; trẻ dưới 12 tuổi không nên ở một mình trong thời gian dài (quá 4 giờ vào ban ngày); trẻ từ 13 - 16 tuổi không nên ở nhà một mình qua đêm; cha mẹ cũng không nên để trẻ dưới 9 tuổi trông em nhỏ hơn khi người lớn không ở nhà.

Dịch COVID-19 làm xáo trộn cuộc sống bình thường của nhiều gia đình. Tại Thanh Hóa, từ ngày 20-9-2021, trẻ mầm non toàn tỉnh và học sinh các địa phương kết thúc giãn cách bắt đầu đến trường. Trong đó, đối với bậc tiểu học chỉ tổ chức học 1 buổi/ngày, không tổ chức bán trú. Như vậy, tại không ít gia đình, khi bố mẹ vẫn phải đi làm và trẻ vẫn phải ở nhà một mình. Để phòng tránh các TNTT có thể xảy ra đối với trẻ nhỏ, các gia đình cần chuẩn bị, sắp xếp các vật dụng trong nhà, dạy trẻ các kỹ năng cần thiết để giữ an toàn cho trẻ trong chính ngôi nhà của mình.

Bài và ảnh: Minh Hiền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]