(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ cháy nhà tại các khu dân cư khiến nhiều người thiệt mạng. Ngày 30-3, vụ cháy nhà nghiêm trọng tại phường Cát Lái, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) gây hậu quả thương tâm khi 6 người trong một gia đình thiệt mạng. Ngày 25-3, căn nhà cấp 4 ở phường 4, quận 8, TP Hồ Chí Minh cũng bị cháy khiến 3 người trong gia đình tử vong. Ngày 4-4, vụ cháy ở ngôi nhà 3 tầng ở phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong một gia đình. Tối 7-5, một đám cháy lớn xuất phát từ căn nhà trong hẻm 47, đường Lạc Long Quân, quận 11, TP Hồ Chí Minh khiến 8 người bị mắc kẹt và tử vong.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để không còn nỗi lo nhà cháy

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ cháy nhà tại các khu dân cư khiến nhiều người thiệt mạng. Ngày 30-3, vụ cháy nhà nghiêm trọng tại phường Cát Lái, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) gây hậu quả thương tâm khi 6 người trong một gia đình thiệt mạng. Ngày 25-3, căn nhà cấp 4 ở phường 4, quận 8, TP Hồ Chí Minh cũng bị cháy khiến 3 người trong gia đình tử vong. Ngày 4-4, vụ cháy ở ngôi nhà 3 tầng ở phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội đã cướp đi sinh mạng của 4 người trong một gia đình. Tối 7-5, một đám cháy lớn xuất phát từ căn nhà trong hẻm 47, đường Lạc Long Quân, quận 11, TP Hồ Chí Minh khiến 8 người bị mắc kẹt và tử vong.

Để không còn nỗi lo nhà cháy

Công an huyện Nga Sơn tuyên truyền, hướng dẫn người dân các kỹ năng, biện pháp PCCC. Ảnh: CTV (Ảnh chụp năm 2020)

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an, trong quý I-2021, tình hình cháy, nổ và sự cố tập trung ở địa bàn thành thị (xảy ra 960 vụ, chiếm 55,65%) và xảy ra ở một số địa phương có tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh. Số vụ cháy và sự cố tập trung vào loại hình nhà dân (627 vụ, chiếm 36,34%). Riêng trong tháng 4, toàn quốc xảy ra 502 vụ cháy và vụ sự cố. Đáng chú ý, số vụ cháy chủ yếu xảy ra ở khu vực thành thị, chiếm tới 58,96% tổng số vụ. Trong đó, nổi lên tình hình cháy trong khu dân cư, nhà ở kết hợp kinh doanh gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tập trung tại các đô thị lớn. Về nguyên nhân các vụ cháy, sự cố, trong số 271 vụ được điều tra làm rõ nguyên nhân, có tới 162 vụ do sự cố hệ thống điện, thiết bị điện; 45 vụ do sơ suất, bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt...

Đặc điểm chung của những vụ cháy nghiêm trọng xảy ra ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua là cháy trong khu dân cư, tại những căn hộ dạng nhà ống liền kề, san sát chỉ có một lối thoát nạn duy nhất hay nhà nằm sâu trong ngõ hẻm hoặc có căn nhà kết hợp ở và sản xuất, kinh doanh.

Thực tế, xu hướng phát triển và đô thị hóa hiện nay cho thấy, nhà hình ống được xây dựng rất phổ biến. Trên địa bàn tỉnh ta, ở những khu vực đô thị, khu dân cư mới cũng không nằm ngoài xu hướng này. Từ các quy hoạch đất ở chia lô, các dãy nhà hình ống mọc lên san sát nhau. Để phòng chống trộm cắp hoặc để bảo đảm an toàn khi nhà có trẻ nhỏ, nhiều nhà hình ống xây dựng với toàn bộ các tầng đều được hàn lồng sắt (thường gọi là “chuồng cọp”) bao kín quanh các lan can hay trên tầng thượng, chỉ có một lối ra vào duy nhất là cửa chính. Đây chính là một trong những bất cập của các ngôi nhà hình ống nếu xảy ra sự cố cháy, nổ. Hơn nữa, nhiều hộ gia đình, khu dân cư đông đúc vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác PCCC, chưa có nhiều giải pháp về thiết kế, phương tiện để đề phòng những trường hợp hỏa hoạn bất ngờ có thể xảy ra. Những vụ cháy với hậu quả nghiêm trọng xảy ra gần đây ở một số tỉnh, thành trong cả nước chính là bài học cảnh tỉnh để mỗi gia đình chủ động trong việc rà soát, khắc phục những bất cập trên, bảo đảm yêu cầu về PCCC, trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu cần thiết, thiết lập các phương án, kỹ năng thoát hiểm đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn PCCC mùa nắng nóng. Trong đó, mỗi người dân cần tích cực, chủ động phòng cháy tốt, sẵn sàng lực lượng, phương tiện chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. Nên lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm như đầu báo cháy, báo khói, báo rò rỉ gas. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như nước, chăn, bình chữa cháy xách tay... để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Mỗi gia đình nên trang bị ít nhất một bình chữa cháy để kịp thời chữa cháy khi có sự cố cháy xảy ra. Chọn những thiết bị điện có chất lượng và xuất xứ rõ ràng, khi sử dụng phải thường xuyên bảo dưỡng. Không nên dùng ổ cắm có nhiều đường ra để cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất cao. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây dẫn điện, các thiết bị tiêu thụ điện để không xảy ra sự cố cháy, nổ. Quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy để loại trừ nguy cơ cháy... Cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu nếu chúng ta chủ quan, lơ là.

Việt Hương

Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24-11-2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10-1-2021. Một trong những điểm mới của nghị định này là quy định rõ yêu cầu về an toàn PCCC đối với hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh. Theo Điều 7 của nghị định này, hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện PCCC quy định tại khoản 1, Điều 17, Luật PCCC (nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy). Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm điều kiện trên cộng với phải có nội quy về PCCC, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC theo quy định của Bộ Công an; đồng thời phải có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh. Điều kiện này phải được chủ hộ gia đình thực hiện, duy trì trong suốt quá trình hoạt động...


Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]