(Baothanhhoa.vn) - Hiện tại,  tỉnh Thanh Hóa có 132 làng nghề, với 36 nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tạo việc làm cho khoảng 90.000 lao động. Giá trị sản xuất TTCN của tỉnh đạt gần 14.000 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN toàn tỉnh. Bên cạnh những lợi ích kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, các làng nghề TTCN hiện cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thử thách như bụi, tiếng ồn, hóa chất, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ).

An toàn lao động tại các làng nghề - cần có giải pháp quyết liệt

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 132 làng nghề, với 36 nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN), tạo việc làm cho khoảng 90.000 lao động. Giá trị sản xuất TTCN của tỉnh đạt gần 14.000 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 20% giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN toàn tỉnh. Bên cạnh những lợi ích kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động, các làng nghề TTCN hiện cũng đang phải đối diện với những khó khăn, thử thách như bụi, tiếng ồn, hóa chất, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động (ATLĐ).

An toàn lao động tại các làng nghề - cần có giải pháp quyết liệtMôi trường làm việc tại làng nghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa) tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm.

Trong cái nắng gay gắt của những ngày trung tuần tháng 8, chúng tôi tìm về làng nghề rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc). Dù phải chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng các cơ sở đúc, rèn của làng nghề vẫn liên tục đỏ lửa. Hiện nay, xã Tiến Lộc có 1.500 hộ/2.700 hộ tham gia nghề rèn; để duy trì phát triển nghề, các hộ làm nghề đã đầu tư 6 tổ hợp máy cán rút thép; 6 cơ sở sản xuất chế tạo các loại máy phục vụ nghề rèn; cơ khí và nông nghiệp; 20 xưởng sản xuất bánh lồng, cày bừa máy, bu lông, ốc vít; 50 đại lý cung cấp nguyên liệu than, sắt; 20 đại lý bao tiêu sản phẩm; hàng trăm xưởng lớn nhỏ sản xuất các loại cuốc, xẻng, dao, liềm...; 300 máy búa, 300 máy đột dập các loại; hàng chục máy tiện, phay, bào; hàng nghìn máy móc phổ thông phục vụ rèn, cơ khí khác... Tuy nhiên, mới chỉ có hơn 60 hộ sản xuất tập trung và số hộ còn lại vẫn sản xuất trong khu dân cư. Mặc dù đã có những nỗ lực, tuy nhiên do vừa sản xuất, vừa sinh hoạt nên làng nghề rèn Tiến Lộc vẫn đang gây ô nhiễm môi trường, nhất là tiếng ồn, bụi bẩn, rác thải từ sản xuất. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của người dân và việc học hành của con em.

Ông Lê Văn Đàm, một thợ rèn lành nghề của làng nghề rèn Tiến Lộc, cho biết: “Thợ rèn hàng ngày phải tiếp xúc với bụi than, bụi sắt rất độc hại”. Mặc dù, đảng ủy và chính quyền địa phương đã tích cực vận động, tuy nhiên nhiều hộ dân làm nghề vẫn chưa quan tâm đầu tư máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất, dẫn đến tai nạn, các loại bệnh liên quan đến môi trường sản xuất nghề có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, lao động ở đây đa phần là lao động tự do, không có hợp đồng lao động, không bảo hiểm y tế, không được tập huấn các kiến thức cơ bản về ATLĐ và ngay cả thiết bị bảo hộ lao động cũng không có.

Đến thăm làng nghề chế tác đá mỹ nghệ phường Đông Hưng, TP Thanh Hóa, hiện trên địa bàn có khoảng 20 cơ sở sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ tổ chức làm nghề ngay tại nhà, xen lẫn trong khu dân cư, nên đã tác động xấu đến môi trường. Bằng mắt thường có thể thấy được bụi đá phát tán làm cho bầu không khí ở đây có mầu trắng đục và ngột ngạt. Môi trường lao động không đảm bảo an toàn, nhiều công nhân chế tác đá không sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, kính, khẩu trang.

Chị Nguyễn Thị Lưu, nghệ nhân điêu khắc đá chia sẻ: “Làm nghề điêu khắc phải tập trung cao, chỉ cần lơ đãng một chút thì những cỗ máy cắt đá, mài đá với công suất lớn, bụi đá, dăm đá bắn ra, nếu không có áo bảo hộ, không giày ủng, không găng tay, không khẩu trang, thì có thể gây tai nạn lao động bất cứ lúc nào. Tại đây, ông Lê Viết Ngọc làm nghề chế tác đá hàng chục năm và cũng nhiều lần bị thương do làm nghề. Tuy nhiên, vì mưu sinh, ông vẫn tiếp tục làm nghề và cũng một phần chủ quan nên khi làm việc, những đồ bảo hộ lao động tối thiểu ông vẫn không sử dụng... Thực tế, hầu hết người lao động trong các cơ sở sản xuất đá nhỏ lẻ đều không được đào tạo nghề. Những kiến thức, kỹ năng về vận hành máy móc, làm nghề đều dựa trên cơ sở tự mày mò, tìm hiểu, thông qua kinh nghiệm, truyền dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Tuy nhiên, nếu cả bản thân chủ cơ sở cũng chủ quan thì nguy cơ mất ATLĐ lại càng cao!

Bên cạnh đó, ở làng nghề mộc Đạt Tài, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, lao động bị mất đốt ngón tay được coi như khá phổ biến. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng tai nạn lao động đã làm giảm phần nào khả năng của người làm nghề. Ngoài ra, nghề mộc còn đem lại những yếu tố gây mất an toàn của cơ xương do phải làm việc với những cây gỗ nặng hay những đồ vật làm ra có trọng lượng lớn. Anh Nguyễn Trung Chính đã theo nghề mộc được vài năm, nhưng cách đây mấy ngày, trong khi đang làm việc, anh đã bị cưa làm mất một ngón tay. Việc bị tai nạn lao động như thế này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến tinh thần của anh.

Ông Lê Khắc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hoằng Hà, cho biết: “Tai nạn lao động xuất phát từ sự cố máy móc, môi trường làm việc, tuy nhiên cũng phải kể đến sự chủ quan của người sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động. Do đó, việc nâng cao ý thức của người lao động và chủ sử dụng lao động trong hoạt động nghề mộc nói riêng và các làng nghề nói chung là hết sức cần thiết”.

Thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở làng nghề hiện nay phát triển khá sôi động, nhưng chủ yếu theo quy mô gia đình. Việc đầu tư cơ sở sản xuất đáp ứng yêu cầu về ATLĐ còn khá khó khăn vì ít vốn. Hơn nữa, người lao động thường có mối quan hệ gia đình, hàng xóm với người sử dụng lao động nên luôn có tâm lý “tin nhau” và thỏa thuận miệng, mà không có hợp đồng lao động đi kèm. Mặt khác, do nhiều nguyên nhân, việc tập huấn kiến thức về ATLĐ trong cơ sở làm nghề còn rất ít. Các doanh nghiệp, chủ sản xuất thường vì lợi nhuận mà không chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng, trang phục bảo hộ lao động cho người lao động. Không có sổ sách theo dõi, thống kê đầy đủ tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thực hiện không nghiêm túc chế độ khai báo khi xảy ra tai nạn... Hơn nữa, người lao động trong các làng nghề, nhất là lao động trẻ, còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức cơ bản về ATLĐ, cùng với môi trường lao động còn nhiều bất cập, dẫn đến nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tăng.

Đã đến lúc phải siết chặt hơn nữa những quy định về ATLĐ, theo ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, để bảo đảm ATLĐ trong các làng nghề cần tăng cường công tác giáo dục về pháp luật lao động cho cả người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời, nâng cao nhận thức và sử dụng những biện pháp xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm ATLĐ.

Bài và ảnh: Thảo Chi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]