(Baothanhhoa.vn) - Trước những hành động phản đối của người dân thôn 3, xã Vân Sơn cơ quan chức năng đã vào cuộc, song đến thời điểm này người dân vẫn đang lập chốt, cắt cử người canh gác, ngăn chặn không cho công ty vận chuyển các trang thiết bị cũng như nguyên liệu vào nhà máy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Trước những hành động phản đối của người dân thôn 3, xã Vân Sơn cơ quan chức năng đã vào cuộc, song đến thời điểm này người dân vẫn đang lập chốt, cắt cử người canh gác, ngăn chặn không cho công ty vận chuyển các trang thiết bị cũng như nguyên liệu vào nhà máy.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt đóng trên địa bàn thôn 3, xã Vân Sơn (Triệu Sơn).

Sự vào cuộc của cơ quan chức năng

Trước những phản ánh của người dân thôn 3, xã Vân Sơn, ngày 18-12-2018, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với lãnh đạo Công ty CP Cromit Nam Việt. Kết quả làm việc cho thấy công ty đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án đầu tư và đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4494/QĐ-UBND ngày 13-11-2018. Tuy nhiên, công ty chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục như: Chưa niêm yết công khai kế hoạch quản lý môi trường của dự án; chưa thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải phục vụ giai đoạn vận hành dự án; chưa có hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án gửi cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức.

Do đó, Sở TN&MT đã yêu cầu công ty tạm dừng hoạt động của 2 dây chuyền sản xuất molipden và volfram kể từ ngày 19-12-2018; khẩn trương lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của 2 dây chuyền sản xuất trên gửi cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức; thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý lượng xỉ quặng từ hoạt động của Nhà máy Ferocrom trước đây.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Hệ thống máy móc mới được lắp đặt tại nhà máy.

Liên quan đến quá trình vận hành thử nghiệm nhưng chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền, ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Cromit Nam Việt cho biết: Trong khoảng thời gian các nhà thầu lắp đặt, chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo tay nghề cho công nhân, nhà máy đã vận hành thử một số thiết bị. Sau đó thì dừng hoạt động theo yêu cầu của ngành chức năng do thiếu sót khi vận hành thử nghiệm nhà máy mà chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền của tỉnh, chưa lập hồ sơ hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cũng như chưa tuyên truyền rộng rãi để nhân dân hiểu về công nghệ sản xuất của nhà máy. Công ty thành thật nhận khuyết điểm và cam kết khắc phục sửa chữa.

Ông Tuấn cho biết thêm, sau 6 năm dừng hoạt động, công ty đã tìm kiếm một số đối tác, chuyển đổi mô hình sản xuất để đưa nhà máy đi vào hoạt động trở lại. Hiện tại, công ty đã hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo quy định. Công ty mong muốn UBND tỉnh sớm cho phép công ty được vận hành thử nghiệm nhà máy.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Nước trong quá trình sản xuất được tuần hoàn, tái sử dụng, không có tình trạng xả nước thải công nghiệp ra môi trường.

Để giải quyết những nội dung mà người dân thôn 3, xã Vân Sơn phản ánh cũng như đề xuất được vận hành hoạt động từ phía công ty, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở TN&MT kiểm tra, xác minh làm rõ sự việc. Kết quả kiểm tra được Sở TN&MT kết luận và báo cáo tại Công văn số 639/STNMT-BVMT ngày 01-2-2019. Trong công văn nêu rõ: Về quản lý nước thải, các dây chuyền sản xuất hiện nay của nhà máy không phát sinh nước thải công nghiệp. Dung dịch muối sau sản xuất đều được tuần hoàn, tái sử dụng để thu hồi kim loại nên không có tình trạng xả nước thải công nghiệp ra môi trường.

Về quản lý khí thải, công ty đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý khí thải cho các phân xưởng: Sản xuất muối volfram, sản xuất ô xit volfram, muối coban, sản xuất muối molipden, sản xuất thép hợp kim; chuẩn bị nguyên liệu và phân xưởng nồi hơi. Qua kiểm tra cho thấy hệ thống xử lý khí thải phù hợp với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt (gồm: các thiết bị lắng bụi, thu hồi bụi, hấp thụ khí thải; chiều cao ống khói đảm bảo khả năng phát tán khí thải). Trong quá trình xử lý, bản thân khí thải có nhiệt độ cao nên tạo thành hơi nước có màu trắng đục. Đây chỉ là hơi nước, không phải khí thải độc hại như phản ánh của nhân dân.

Đối với chất thải rắn, công ty đã xây dựng kho chứa chất thải nguy hại, kho chứa chất thải rắn, bãi chứa xỉ thải. Trong quá trình sản xuất, bùn thải, quặng xỉ được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất thép hợp kim. Các chất thải rắn không sử dụng gồm: Xỉ lò luyện hợp kim được đưa vào bãi chứa xỉ; bao bì chứa quặng được thu gom về kho chứa. Theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ TNMT thì tro xỉ trong lò hồ quang không được quy định là chất thải nguy hại. Bộ Xây dựng đã ban hành chỉ dẫn kỹ thuật xỉ gang và xỉ thép sử dụng làm vật liệu xây dựng, trong đó quy định xỉ thép của lò hồ quang được sử dụng làm vật liệu xây dựng như cốt liệu bê tông, vật liệu san nền, đắp nền móng công trình.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Bãi chứa xỉ thải của nhà máy.

Tại buổi kiểm tra ngày 18-12-2018, đã xác định công ty có bán cho hộ ông Lê Bật Liêm, xã Tân Ninh lượng xỉ quặng 12.000 tấn để sử dụng làm vật liệu kè ao hồ. Lượng xỉ quặng này tồn đọng từ hoạt động của nhà máy trước đây, không phải là chất thải nguy hại.

Tại buổi kiểm tra ngày 5-1-2019 với sự tham gia của người dân đại diện thôn 3, không có tác động ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất của nhân dân, chưa có thiệt hại về hoa màu, gia cầm.

Như vậy, theo công văn mà Sở TN&MT báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả kiểm tra, xác minh, nội dung một số công dân xã Vân Sơn phản ánh thì việc Nhà máy Ferocrom Nam Việt hoạt động gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây thiệt hại về gia súc, hoa màu là chưa chính xác và không đúng thực tế.

Cần bình tĩnh đối thoại

Mặc dù kết quả kiểm tra của Sở TN&MT đã khẳng định các nội dung mà một số người dân xã Vân Sơn phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động của nhà máy là chưa chính xác và không đúng thực tế, tuy nhiên người dân vẫn chưa dừng các hành động ngăn cản.

Có mặt tại khu dân cư thôn 3, xã Vân Sơn ngày 1-3-2019, theo ghi nhận của phóng viên thì lều, rào chắn, băng rôn trên trục đường giao thông vào nhà máy vẫn chưa được tháo dỡ, xử lý. Hiện nay, một số người vẫn tiếp tục vận động người dân tham gia ký và gửi đơn đến cơ quan chức năng đề nghị không cho Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt vận hành thử nghiệm và yêu cầu công ty dừng hoạt động với lý do ô nhiễm môi trường.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Hiện tại, hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt đã hoàn thiện.

UBND huyện Triệu Sơn đã cùng các sở, ngành của tỉnh đã cố gắng tổ chức đối thoại với người dân nhưng chưa đạt được kết quả khả quan. Ngày 24-1-2019, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức đối thoại với các hộ dân thôn 3, nhưng người dân tự ý bỏ về, không lắng nghe ý kiến giải thích của chính quyền và cơ quan chức năng. Ngày 27-1-2019, Huyện ủy Triệu Sơn chủ trì hội nghị quán triệt, chỉ đạo đến đông đảo đội ngũ lãnh đạo, trưởng các ngành đoàn thể và ban chỉ huy các thôn trên địa bàn xã Vân Sơn. Chiều cùng ngày, UBND xã Vân Sơn tổ chức hội nghị với nhân dân thôn 3 để tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân chấm dứt các hành vi vi phạm nhưng các công dân vẫn không chấp hành.

Trước tình hình trên, ngày 22-2-2019, Thường trực Huyện ủy Triệu Sơn đã tổ chức hội nghị để đánh giá lại toàn bộ vụ việc, bàn giải pháp và có hướng chỉ đạo phù hợp, không để xảy ra thành điểm nóng, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Huyện Triệu Sơn đã thành lập ban chỉ đạo do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban để tập trung chỉ đạo giải quyết vụ việc. Tăng cường đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền đến quần chúng nhân dân để người dân hiểu về các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành nhà máy. UBND xã Vân Sơn, Công ty CP Cromit Nam Việt phải niêm yết công khai các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc triển khai dự án, công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường, các quy trình, giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện dự án. Tổ chức cho nhân dân trong khu vực tham quan nhà máy và các khu vực sản xuất.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Khu vực nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy.

Ông Lê Xuân Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, cho biết: Đến thời điểm hiện tại, các hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt đã hoàn thiện và được UBND tỉnh chấp thuận. Việc vận động, tuyên truyền cho người dân xã Vân Sơn hiểu về chuyển đổi dây chuyền hoạt động của nhà máy còn chưa hiệu quả. Do chưa hiểu biết nên một số người dân có hành động vi phạm quy định của pháp luật, như: Treo các băng rôn tuyên truyền phản đổi hoạt động của nhà máy, ngăn cản xe tải vận chuyển nguyên liệu, thiết bị vào nhà máy. Chính vì vậy, huyện Triệu Sơn đã thành lập ban chỉ đạo, trực tiếp phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên để tiếp tục tập trung tuyên truyền, vận động, giải thích và chỉ đạo giải quyết vụ việc. Dự kiến, UBND huyện Triệu Sơn sẽ tổ chức cuộc đối thoại trực tiếp với người dân thôn 3, xã Vân Sơn.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất tại nhà máy chủ yếu được mua trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.

Trước thực tế trên, chúng tôi cho rằng: Người dân có quyền được sống trong môi trường trong lành, không bị ô nhiễm, đó là quyền chính đáng và được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp có quyền sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, đó cũng là quyền chính đáng và được pháp luật bảo vệ. Doanh nghiệp có quyền sản xuất, kinh doanh nhưng không được làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quyền chính đáng của người dân. Tương tự như vậy, người dân có quyền được sống trong môi trường trong lành song cũng không được ngăn cản doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vì lý do gây ô nhiễm nếu như không có căn cứ để xác định doanh nghiệp gây ô nhiễm. Đó là một thực tế đang được cả xã hội văn minh thừa nhận và tôn trọng.

Xung quanh hoạt động của Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt tại xã Vân Sơn: Bài 2 - Để vụ việc không trở thành điểm nóng

Hồ sinh học nằm phía sau Khu vực Nhà máy sản xuất Ferocrom Nam Việt.

Để giải quyết vấn đề hiện nay giữa Công ty CP Cromit Nam Việt và người dân Vân Sơn, thiết nghĩ điểm mấu chốt là Công ty CP Cromit Nam Việt phải làm cho người dân hiểu rõ được công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý các chất thải của nhà máy; làm cho người dân biết rõ được các công trình xử lý chất thải trong nhà máy mà công ty đã đầu tư. Về phía người dân, nên bình tĩnh lắng nghe, xem xét để biết rõ, hiểu rõ bản chất của công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý các chất thải trong nhà máy; biết rõ, hiểu rõ để từ đó có ứng xử cho phù hợp. Trong hoàn cảnh hiện nay, một cuộc đối thoại giữa chính quyền, công ty và người dân để tạo sự đồng thuận là điều nên được làm sớm.

Luật sư Phạm Văn Mạnh, Công ty Luật Năm Châu thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa:

Để bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, của doanh nghiệp, ngoài việc các bên cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt và đúng đắn để an dân và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi vào hoạt động, ví dụ như: Lãnh đạo tỉnh trực tiếp đi thị sát để đưa ra phát biểu chính thức tình trạng pháp lý về hoạt động của doanh nghiệp; mời cơ quan chuyên môn độc lập về kiểm định để đưa ra kết quả đánh giá mức độ an toàn về môi trường; mời nhân dân cùng tham quan các hệ thống xả thải để người dân biết, ủng hộ. Bài học này đã được Chính phủ áp dụng khá thành công cho vụ Formosa Hà Tĩnh.

Người dân cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, tránh tình trạng bị kích động, có những hành động thái quá, có dấu hiệu vi phạm, có thể bị cơ quan chức năng xử lý theo quy định, như: Tội cản trở giao thông đường bộ (quy định tại Điều 261, Bộ Luật Hình sự năm 2015) hoặc Tội gây rối trật tự công cộng (quy định tại Điều 318, Bộ Luật Hình sự năm 2015). Về phía doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc vận hành, hoạt động của nhà máy, nếu vi phạm có thể tùy theo tính chất mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

Tô Dung - Việt Hương


Tô Dung - Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]