(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, cùng với xu hướng chung của toàn cầu, nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang thay đổi tư duy, chiến lược trong chuyển đổi công nghệ số. Đây là nền tảng thúc đẩy nền kinh tế số nói chung và sự vươn lên mạnh mẽ của DN bằng những chiến lược và công nghệ ứng dụng một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp - nền tảng phát triển kinh tế số

Thời gian gần đây, cùng với xu hướng chung của toàn cầu, nhiều doanh nghiệp (DN) đã và đang thay đổi tư duy, chiến lược trong chuyển đổi công nghệ số. Đây là nền tảng thúc đẩy nền kinh tế số nói chung và sự vươn lên mạnh mẽ của DN bằng những chiến lược và công nghệ ứng dụng một cách hiệu quả.

Doanh nghiệp - nền tảng phát triển kinh tế sốCông ty CP MISA giới thiệu giải pháp chuyển đổi số với doanh nghiệp.

Thời gian vừa qua, Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thanh Hóa đã liên tục tổ chức các diễn đàn về chuyển đổi công nghệ số. Thông qua các diễn đàn, là cơ hội để các DN được tham quan, tìm hiểu các giải pháp chuyển đổi số đã và đang triển khai cho các DN, với mục tiêu cung cấp công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và bền vững.

Đại diện lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa cho biết: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của DN để tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Nếu không nhanh chóng tiếp cận, DN sẽ bị tụt hậu trên thương trường. DN ứng dụng công nghệ số sẽ có cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh hơn và vươn đến nhiều thị trường lớn, đa dạng hơn. Đồng thời, đẩy mạnh tự động hóa trong DN và quản trị hiệu quả hơn vì từ các con số đo lường các chỉ số kinh doanh và hoạt động, lãnh đạo DN sẽ nhanh chóng có được những quyết định điều hành kịp thời và chuẩn xác. Không những vậy, DN ứng dụng công nghệ sẽ giúp giải các bài toán về quản lý con người, giảm thiểu sai sót và chi phí vận hành...

Cũng theo phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực này, hoạt động chuyển đổi số là một hành trình. DN phải có chiến lược chuyển đổi số song hành cùng chiến lược phát triển và mở rộng công ty. Trong nền kinh tế số phát triển, nếu DN không chuyển đổi số thì có nguy cơ “bị bỏ lại phía sau”, đánh mất lợi thế cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Ngược lại, DN số là nền tảng và động lực của nền kinh tế số phát triển. Số lượng DN quan tâm, đầu tư cho hoạt động chuyển đổi số càng nhiều thì nền kinh tế sẽ càng vững mạnh và tiệm cận đến trình độ phát triển hiện đại.

Tuy nhiên, việc xây dựng lộ trình, đầu tư ứng dụng cho hoạt động số như thế nào cho hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng. Theo nghiên cứu và phân tích của Công ty CP MISA - một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, thống kê từ Sách trắng DN Việt Nam 2020, cả nước hiện đang có 758.000 DN đang hoạt động, trong đó quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm đến 94%. Các DN hiện đang gặp nhiều rào cản khi bước chân vào chuyển đổi số như không đủ kinh phí đầu tư hệ thống ERP hoàn chỉnh (hệ thống quản trị DN chuyên sâu). Các giải pháp quản trị DN trên thị trường riêng lẻ dẫn đến khó khăn khi kết nối trong nội bộ và cũng như kết nối với các hệ thống bên ngoài.

Đáp ứng nhu cầu thực tế, Công ty CP MISA đã nghiên cứu, khảo sát thực tế để đưa ra giải pháp phù hợp đối với mọi quy mô và theo từng giai đoạn phát triển cho DN. Ông Nguyễn Phi Nghị - Giám đốc MISA Hà Nội, cho biết: Nền tảng quản trị DN hợp nhất MISA AMIS được thiết kế với rất nhiều module nhỏ (kế toán, nhân sự, bán hàng, công việc...) có thể liên kết với nhau, tạo thành hệ sinh thái quản trị tổng thể và tiết kiệm chi phí bởi DN có thể trang bị các module theo nhu cầu. Bên cạnh đó, đứng trước thực trạng có đến 340.000 DN có nhu cầu sử dụng kế toán dịch vụ, MISA đã đồng hành cùng Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai chương trình tặng 1 năm tài chính phần mềm kế toán online MISA AMIS thông qua nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP. Những nỗ lực của MISA hiện nay được đánh giá sẽ tích cực góp sức vào công cuộc đưa Việt Nam trở thành quốc gia số - mà bắt đầu từ sự chuyển mình của các DN.

Để khơi dòng và tận dụng những cơ hội của kinh tế số mang lại, trước mắt cũng như lâu dài, cần phải triển khai những giải pháp đồng bộ cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị, cộng đồng DN, người lao động, nhất là trong nhận thức, đầu tư cho lĩnh vực này. Nhà nước cũng cần thúc đẩy xây dựng hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối vạn vật; tiếp tục xây dựng mạng viễn thông băng thông rộng, từng bước hình thành hạ tầng mạng thông tin di động 5G phục vụ cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng chính sách thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới tại Việt Nam như thanh toán điện tử, đô thị thông minh; đẩy nhanh mô hình thử nghiệm chính sách thông qua các trung tâm đổi mới sáng tạo để tạo dựng môi trường phù hợp cho việc áp dụng các công nghệ mới có tính đột phá.

Bài và ảnh: Bách Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]